[Góc nhìn tuần qua]: Phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Góc nhìn tuần qua - Ngày đăng : 11:00, 21/09/2024

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các tỉnh, thành phố phía Bắc. Cùng với việc khắc phục hậu quả của mưa bão đối với kinh tế và những khó khăn sau mưa lũ như điện, nước, an toàn thực phẩm… thì nguy cơ dịch bệnh là vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
Góc nhìn tuần qua

[Góc nhìn tuần qua]: Phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Ban Biên tập Moitruong.net.vn 21/09/2024 11:00

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các tỉnh, thành phố phía Bắc. Cùng với việc khắc phục hậu quả của mưa bão đối với kinh tế và những khó khăn sau mưa lũ như điện, nước, an toàn thực phẩm… thì nguy cơ dịch bệnh là vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Góc nhìn tuần qua: Phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ là do thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, người dân và nhân viên y tế cơ sở cần chủ động xử lý khi ô nhiễm môi trường theo phương châm nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó, đồng thời đề phòng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm sau nước rút. Theo đánh giá của các chuyên gia, khi mưa bão xảy ra, toàn bộ hệ thống chất thải của người dân, gia súc, gia cầm và cây chết thối là điều kiện cho virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển. Cùng với đó, thiếu thốn nước sạch trong sinh hoạt cũng là nguy cơ bùng phát một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, da liễu… cho nên việc phun khử khuẩn môi trường cần thực hiện ngay sau khi nước rút. Ngành y tế địa phương cần hướng dẫn người dân vệ sinh và khử khuẩn các bể nước, bao gồm: làm sạch bùn đất và vi sinh.

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ. Cục Y tế dự phòng hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Với xác động vật chết trong mưa lũ cần thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn, tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Người dân cũng cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương. Ngành y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như: dịch tả, lỵ, thương hàn…

Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo, hướng dẫn trong xử lý môi trường và yêu cầu các sở y tế cung cấp đủ hóa chất cho người dân, khi nước rút cần tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng tại những nơi có nguy cơ cao. Với phương châm, nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương kịp thời thu gom, xử lý xác gia súc, gia cầm, động vật chết; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ để tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm; làm vệ sinh và xử lý các nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt để đảm bảo có nước sạch cho người dân

Ban Biên tập Moitruong.net.vn