Những cách phòng ngừa viêm họng khi thời tiết giao mùa

Y tế - Ngày đăng : 07:30, 29/09/2024

Viêm họng, ho xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh. Dưới đây là những cách phòng tránh viêm họng khi thời tiết giao mùa, an toàn, hiệu quả, ngày tại nhà cho các bạn tham khảo nhé.
Y tế

Những cách phòng ngừa viêm họng khi thời tiết giao mùa

Thu Phương 29/09/2024 07:30

Viêm họng, ho xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh. Dưới đây là những cách phòng tránh viêm họng khi thời tiết giao mùa, an toàn, hiệu quả, ngày tại nhà cho các bạn tham khảo nhé.

Vì sao thời điểm giao mùa lại là "mùa cao điểm" của viêm họng?

Trong thời điểm giao mùa, sự thay đổi không chỉ ở nhiệt độ mà còn ở độ ẩm trong không khí. Miền Bắc trải qua sự nóng lạnh đột ngột, trong khi miền Nam thường gặp những cơn mưa bất chợt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh mẽ.

20200825_huong-dan-bo-me-cach-xu-ly-khi-be-bi-viem-hong.jpg
Giao mùa chính là "mùa cao điểm" của viêm họng

Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi với hệ miễn dịch yếu ớt, thường không đủ mạnh để đối phó với những thay đổi này. Một cơn cảm lạnh nhẹ cũng có thể khiến viêm họng tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, một số lý do đơn giản khiến viêm họng tái phát không chỉ xuất phát từ yếu tố môi trường:

- Một số người thường bỏ qua việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và ngực.

- Quên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, từ đó tiếp xúc trực tiếp với bụi, gió lạnh và các tác nhân gây bệnh.

Điều cần lưu ý là viêm họng không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, hình thành mủ hoặc áp xe… nếu không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, việc trang bị kiến thức và những biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình.

Biến chứng viêm họng cấp

7-bien-phap-don-gian-tieu-diet-con-dau-hong-ava-1627821096696245700433-0-0-300-480-crop-1627821102806171352920.jpg
Viêm họng cấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Tình trạng viêm họng cấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

Biến chứng viêm cầu thận cấp: Tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ ở các cầu thận của 2 thận. Bệnh diễn biến cấp tính, có biểu hiện phù, tăng huyết áp, tiểu ra máu và protein niệu. Các triệu chứng bệnh khá điển hình nên có thể phát hiện dễ dàng và khỏi hoàn toàn sau 6 tuần điều trị;

Biến chứng thấp khớp cấp: Tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn (khớp gối, cổ chân, cổ tay và khuỷu tay), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Biến chứng này nếu không được điều trị có thể gây hỏng màng khớp, ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này;

Biến chứng thấp tim: Tình trạng viêm tim xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Biến chứng này có thể gây tổn thương van tim, màng ngoài tim, dẫn tới hàng loạt các vấn đề về tim mạch sau này như hở van tim, hẹp van tim, viêm màng trong tim,... có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân;

Cách phòng ngừa viêm họng khi thời tiết giao mùa

Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên, hàng ngày

Khu vực răng mũi họng có thể tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và thực phẩm. Do đó, cần vệ sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy.

co_nen_rua_mui_hang_ngay_cho_tre_tan_suat_rua_la_bao_nhieu_lan_mot_ngay_1_f0ddb41344.jpg
Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên

Có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,… ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh

Quá trình giao tiếp sẽ khiến các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi bay trong không khí. Gặp người có biểu hiện viêm họng, bạn cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc, ho, hắt hơi, trước và sau khi ăn để phòng bệnh.

Luôn giữ ấm cơ thể và cổ họng

kak-vyglyadit-angina-v-gorle-u-rebenka-12.jpg
Luôn giữ ấm cơ thể và cổ họng khi thời tiết giao mùa

Thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh khiến niêm mạc cổ họng trở nên yếu ớt, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Để phòng ngừa, bạn nên tắm bằng nước ấm ở phòng kín, tránh gió lùa, lau khô người ngay sau khi tắm. Đêm ngủ cần đóng kín cửa, tránh gió lạnh vào phòng. Tránh để điều hòa hoặc quạt gió phả thẳng vào người. Khi nhiệt độ xuống thấp, bạn nên giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu.

Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện, tăng đề kháng và cải thiện sức khỏe.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học

Đối với người thường xuyên bị viêm họng, cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Tránh ăn đồ ăn cứng, đồ ngọt, đồ lạnh, cay . Uống nước ấm. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau, củ, quả; Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Nên hạn chế thực phẩm cứng, đồ ngọt, đồ lạnh hay đồ cay nóng gây hại niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Hạn chế các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia gây suy giảm miễn dịch. nên dùng thức ăn mềm, dễ nuốt, ăn thêm rau và trái cây, nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ khoảng cách với người khác, tránh gây lây nhiễm bệnh.

Giữ vệ sinh môi trường sống

Môi trường sống nhiều bụi bẩn và mất vệ sinh là điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus sinh sôi. Để phòng bệnh, bạn cần giữ không gian nhà cửa thông thoáng. Thường xuyên lau dọn các vật dụng như bàn phím, điện thoại, điều khiển... Khi đi du lịch, bạn nên sát trùng các đồ vật như điều khiển tivi và điều hòa.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi có biểu hiện mắc các bệnh viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang. cần đến cơ sở y tế và điều trị sớm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà, đặc biệt là kháng sinh.

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ phát hiện các nguyên nhân gây viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, để có hướng điều trị phù hợp. Tiêm vaccine phòng chống các loại bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thu Phương