6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ em trước khi giao mùa

Y tế - Ngày đăng : 19:30, 01/10/2024

Thời điểm giao mùa là lúc thời tiết đặc biệt “nhạy cảm” đối với trẻ nhỏ. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường dễ mắc các bệnh về hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, việc củng cố sức đề kháng cho trẻ là rất quan trọng. Hãy tham khảo 6 cách tăng cường sức đề kháng qua bài viết dưới đây nhé.
Y tế

6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ em trước khi giao mùa

Thu Phương 30/09/2024 17:12

Thời điểm giao mùa là lúc thời tiết đặc biệt “nhạy cảm” đối với trẻ nhỏ. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường dễ mắc các bệnh về hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, việc củng cố sức đề kháng cho trẻ là rất quan trọng. Hãy tham khảo 6 cách tăng cường sức đề kháng qua bài viết dưới đây nhé.

Vì sao cần tăng đề kháng cho trẻ khi giao mùa?

t1.jpg
Thời tiết giao mùa khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như ho, cúm...

Sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể chính là khả năng phòng vệ trước sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chính vì thế, việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này sẽ giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng.

Ở Việt Nam, thời điểm giao mùa thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Trong khoảng thời gian này, thời tiết có nhiều biến động, nắng mưa thất thường, không khí hanh khô, độ ẩm thấp, và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn và virus phát triển, gây bệnh cho trẻ nhỏ.

6 cách tăng đề kháng cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

t4.jpg
Tiêm phòng đầy đủ cách hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh ở trẻ nhỏ

Tiêm phòng đầy đủ là cách hiệu quả nhất để xây dựng một sức đề kháng chủ động cho trẻ trong suốt cuộc đời. Trẻ cần được đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi vaccine quan trọng theo chương trình tiêm chủng ở rộng. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé tiêm thêm các loại vaccine để phòng các bệnh nguy hiểm khác như vaccine não mô cầu để phòng viêm màng não, vaccine cúm để phòng cúm mùa, vaccine phế cầu để phòng ngừa viêm phổi.

Tiêm vaccine đúng thời gian sẽ giúp cơ thể trẻ có đủ thời gian sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ trẻ trong thời điểm giao mùa mà còn mang lại sự an tâm cho cả gia đình.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng một chế độ cân bằng và lành mạnh là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bạn có thể thường xuyên bổ sung các thực phẩm tươi ngon như như rau quả tươi, các loại hạt và trái cây vào thực đơn hằng ngày.

Cho trẻ uống đủ nước

t5.jpg
Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng

Không phải mẹ nào cũng biết việc cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ đang bú, nhất là dưới 6 tháng thì có thể bổ sung nước thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm trở đi thì cần cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng tuyệt đối không được sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc giúp trẻ phục hồi cơ thể, thúc đẩy hoạt động của tế bào lympho T, từ đó cải thiện sức đề kháng. Cha mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giấc. Tránh cho trẻ ăn no quá trước khi ngủ và hạn chế vận động mạnh để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Song song với giấc ngủ, các hoạt động thể chất cũng rất cần thiết. Vận động giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng, và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể thao phù hợp với độ tuổi.

Dạy bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân

t2.jpg
Giữ vệ sinh cá nhân để tránh các virus xâm nhập vào cơ thể

Giữ vệ sinh cá nhân giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ tiếp xúc, xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, bảo vệ các tế bào miễn dịch. Cần dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi về nhà và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, vi khuẩn, virus thường xâm nhập cơ thể qua mắt, mũi, miệng. Ba mẹ nên nhắc nhở con không đưa tay bẩn lên mắt hoặc ngoáy mũi, bỏ thói quen mút tay hoặc cắn móng tay (nếu có). Trẻ trên 2 tuổi nên học cách tự vệ sinh răng miệng sau bữa ăn và 2 buổi sáng, tối mỗi ngày. Thời gian đánh răng tối thiểu 1 phút và tối đa 3 phút, vệ sinh răng, cả vùng trong má, vòm miệng cùng chải lưỡi.

Vận động thường xuyên

Cần phải cho trẻ vận động thường xuyên ở bất kỳ giai đoạn nào nhằm giúp con phát triển thể chất và tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ bắt đầu biết đi, cha mẹ nên cho trẻ vui chơi thoải mái với các môn thể phù hợp. Tuy nhiên, trước khi ngủ tránh cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến giấc ngủ không sâu, dễ giật mình hay thức giấc.

Nhiều phụ huynh còn tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng để bổ sung cho trẻ nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên ốm đau lặt vặt. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong trường hợp có sự kiểm tra và chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ bổ sung men vi sinh để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.

Khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các bậc phụ huynh cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để chống lại các tác nhân nhiễm trùng gây hại cho cơ thể. Những cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên không chỉ hỗ trợ vai trò của hệ miễn dịch mà còn đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ cho trẻ.

Thu Phương