Lượng rác tăng cao, Vũng Tàu nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi

Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 15:02, 11/10/2024

Trước tình trạng rác thải đại dương tiếp tục dạt vào bãi biển Vũng Tàu với khối lượng ngày càng lớn, TP đã kêu gọi sự hợp tác của Sở KH&CN nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi.
Bảo vệ môi trường

Lượng rác tăng cao, Vũng Tàu nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi

Thanh Thanh 11/10/2024 15:02

Trước tình trạng rác thải đại dương tiếp tục dạt vào bãi biển Vũng Tàu với khối lượng ngày càng lớn, TP đã kêu gọi sự hợp tác của Sở KH&CN nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi.

Mới đây, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, trước tình trạng rác thải đại dương tiếp tục dạt vào bãi biển Vũng Tàu khối lượng ngày càng lớn, TP đã kêu gọi sự hợp tác của Sở KH&CN nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi. Dự kiến đề tài này sẽ được nghiệm thu đưa vào thử nghiệm từ 2025.

Theo ông Thuấn, hàng năm, vào các tháng cuối năm, bãi biển Vũng Tàu thường xuyên đối mặt hàng trăm tấn rác thải đại dương trôi dạt vào bờ.

bien-vung0tau.png
Lượng rác tăng cao, Vũng Tàu nghiên cứu giải pháp thu gom và bẫy rác từ ngoài khơi

Bước sang năm 2024, tình hình này trở nên nghiêm trọng hơn khi lượng rác không chỉ xuất hiện nhiều mà còn đa dạng hơn, gồm lục bình, thân lá dừa nước, rác thải nhựa (túi ni lông, chai lọ, ly nhựa).

Thành phố đã liên tục triển khai các đợt thu gom rác thải nhằm giữ bãi biển luôn sạch sẽ. Nhiều nhóm tình nguyện cũng đã tham gia nhiệt tình.

Trong những ngày có lượng rác thải lớn dạt vào bờ, các đơn vị chức năng của thành phố luôn kịp thời tổ chức các hoạt động dọn dẹp, đảm bảo bãi biển luôn sạch sẽ phục vụ người dân và du khách.

Tình trạng rác thải ngoài khơi trôi dạt vào bờ biển Vũng Tàu với số lượng lớn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường:

1. Ô nhiễm nước: Rác thải, đặc biệt là nhựa, làm ô nhiễm nguồn nước biển, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sinh vật biển.

2. Đe dọa động vật hoang dã: Rác thải có thể gây thương tích hoặc cái chết cho động vật biển như rùa, cá và chim biển. Chúng có thể nuốt phải hoặc bị mắc kẹt trong rác.

3. Suy giảm đa dạng sinh học: Sự hiện diện của rác thải có thể làm thay đổi môi trường sống tự nhiên, dẫn đến suy giảm các loài sinh vật và làm mất cân bằng hệ sinh thái.

4. Ảnh hưởng đến du lịch: Bờ biển ô nhiễm làm giảm sức hấp dẫn của Vũng Tàu đối với du khách, ảnh hưởng đến ngành du lịch và kinh tế địa phương.

5. Sức khỏe cộng đồng: Rác thải tích tụ có thể là môi trường phát triển của vi khuẩn và mầm bệnh, gây ra nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng.

6. Biến đổi khí hậu: Một số loại rác thải, khi phân hủy, có thể thải ra khí nhà kính, góp phần vào vấn đề biến đổi khí hậu.

Thanh Thanh