Dịch tả lợn châu Phi nguy cơ bùng phát mạnh trên cả nước

Môi trường - Tài nguyên - Ngày đăng : 20:00, 21/10/2024

Theo lãnh đạo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hệ lụy của cơn bão số 3 và mưa lũ vừa qua đã khiến dịch bệnh phát tán ra môi trường rất cao. Tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất.
Môi trường - Tài nguyên

Dịch tả lợn châu Phi nguy cơ bùng phát mạnh trên cả nước

Thu Phương 21/10/2024 11:56

Theo lãnh đạo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hệ lụy của cơn bão số 3 và mưa lũ vừa qua đã khiến dịch bệnh phát tán ra môi trường rất cao. Tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất.

Tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã phát hiện 1.300 ổ dịch tả lợn châu Phi, trên 47 tỉnh, thành phố và buộc phải tiêu hủy 60.000 con.

ho-tro-dich-ta-lon-chau-phi-nam-2022.jpg
Dịch tả lợn châu Phi nguy cơ bùng phát mạnh trên cả nước

Đặc biệt, bão số 3 và mưa lũ vừa qua đã khiến 21.000 con gia súc, 2,6 triệu con gia cầm chết; khiến dịch bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài rất cao. Tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh nhất như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh…

Theo thống kê, tại 26 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, có 731 ổ dịch với số lợn mắc bệnh là gần 53.500 con, số lợn chết và tiêu hủy là 53.571 con.

Cùng với đó, tại các địa phương này còn có 21 ổ dịch lở mồm long móng, 21 ổ dịch viêm da nổi cục, 2 ổ dịch cúm gia cầm, 15 ổ dịch bệnh dại… với hàng nghìn con gia súc, gia cầm phải tiêu hủy.

Các địa phương phải thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện những mầm bệnh hoặc dịch bệnh xảy ra kịp thời, tránh tuyệt đối việc vứt xác gia súc gia cầm hoặc thủy sản chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.

Những hậu quả đem lại do việc chôn lấp lợn bị dịch không đúng quy cách đã gây ô nhiễm môi trường, biểu hiện gồm:

- Hố chôn bị lún, sụt, nổ khí làm ô nhiễm môi trường không khí;

- Rò rỉ nước bẩn ra ngoài, gây ô nhiễm nước mặt, tầng mặt và thậm chí gây ô nhiễm nước ngầm ở một số địa phương.

- Gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng cảnh quan, gây lan truyền dịch bệnh cho các địa phương lân cận. Chuồng trại phải cách ly gây ngừng trệ việc chăn nuôi, sản xuất của người dân, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.

dtlcpoxaduongsonhuyennaribackan27583505pm.jpg
Cần xử lý lợn chết do dịch bệnh đúng cách để không gây ô nhiễm môi trường

Các bước tiến hành xử lý các hố chôn lấp lợn chết dịch bệnh không đúng quy cách:

a) Thực hiện khử trùng môi trường xung quanh: Biện pháp thực hiện khử trùng môi trường xung quanh được thực hiện nhờ việc sử dụng các hóa chất chuyên dùng như:

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, hoặc các chất khử mùi để ngăn chặn khả năng phát sinh mùi (EM, BIOTIV, ENDCHOI...)

- Dùng các chất khử trùng bền để khử trùng và ngăn chặn khả năng phát tán (bột 3/2, clorua vôi, cloramin B, vôi, tro,...)

b) Tạo rãnh phong tỏa: quanh hố chôn (cách mép hố khoảng 1m) một rãnh phong tỏa ngầm nhằm chống thấm và kiểm soát mạch nước ngang. Đào rãnh sâu tối thiểu là trên 1m bao quanh hố (càng sâu càng tốt), rộng khoảng 50 :100cm, thả xuống rãnh chất diệt khuẩn (các hóa chất có clo hoạt động như cloramin B, clorua vôi với lượng từ 0,5 đến 1,0kg/1m chiều dài (có thể thay thế bằng vôi bột, muối ăn với số lượng lớn hơn).

c) Xử lý trên mặt hố chôn:

- Phủ lớp đất phủ có chiều dày tối thiểu 1m lên trên bề mặt lớp HDPE đã được hàn kín. Đầm, nén càng chặt càng tốt.

- Khử trùng toàn bộ khu vực lần cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động trên bằng các chất khử trùng như bột 3/2, clorua vôi, cloramin B, vôi,...

Thu Phương