Tiếp tục rà soát kỹ đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Y tế - Ngày đăng : 20:30, 25/10/2024

Hiện nay, số ca mắc sởi đang tăng cao tại nhiều địa phương như TP. HCM, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế... Các địa phương đang rà soát, đẩy nhanh tiêm vaccine ngừa dịch sởi , đảm bảo đúng tiến độ.
Y tế

Tiếp tục rà soát kỹ đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Thu Phương 25/10/2024 20:30

Hiện nay, số ca mắc sởi đang tăng cao tại nhiều địa phương như TP. HCM, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế... Các địa phương đang rà soát, đẩy nhanh tiêm vaccine ngừa dịch sởi , đảm bảo đúng tiến độ.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC), tuần vừa qua, thành phố ghi nhận 131 ca sởi, tăng 23,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 42 là 1.192 ca. Các địa phương có số ca mắc cao bao gồm: Huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP. Thủ Đức.

Còn theo CDC Đồng Nai, tuần vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận 141 ca mắc sởi phải nhập viện điều trị, tăng gần 50% so với tuần trước đó. Số ca mắc tăng ở TP. Biên Hòa, các huyện Long Thành, Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, số ca bệnh sởi trên toàn tỉnh là 628 ca, tăng 625 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, có nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng sởi (9 tháng tuổi) cũng đã nhiễm bệnh sởi, nhiều khả năng do mẹ không có kháng thể kháng sởi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, tỉnh Đồng Nai đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi - rubella từ cuối tháng 9 vừa qua. Mục tiêu nhằm tiêm vaccine phòng sởi cho hơn 81.400 trẻ từ 1-10 tuổi trong toàn tỉnh (không phân biệt thường trú, tạm trú) và hơn 2.000 nhân viên y tế có nguy cơ cao. Đến hiện tại có khoảng 90% số trẻ trong độ tuổi đã được tiêm vaccine phòng sởi.

soi.jpg
Tiếp tục rà soát kỹ đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Tại tỉnh Thái Bình, tuần qua đã ghi nhận 1 ca nghi mắc bệnh sởi là trường hợp bệnh nhi đã được điều trị ổn định tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua khai thác gia đình, bệnh nhi này đã được tiêm đủ mũi vaccine theo độ tuổi. Ngay khi có thông tin về ca nghi sởi, CDC Thái Bình đã nhanh chóng điều tra, khoanh vùng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tương tự, Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ghi nhận 15 ca sốt phát ban nghi sởi và 2 ca bệnh sởi xác định (điều trị khỏi xuất viện). Các trường hợp sốt phát ban nghi sởi và ca bệnh xác định đều đơn lẻ, không phát hiện liên quan về đường lây, nguồn lây với các trường hợp khác. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ghi nhận 15 ca sốt phát ban nghi sởi và 2 ca bệnh sởi xác định (điều trị khỏi xuất viện). Các trường hợp sốt phát ban nghi sởi và ca bệnh xác định đều đơn lẻ, không phát hiện liên quan về đường lây, nguồn lây với các trường hợp khác.

BSCKII Hoàng Trọng Quý - Phó Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế chia sẻ thêm, điều đáng lưu ý trong 5 năm qua, địa bàn chỉ phát hiện bệnh sởi gia tăng vào năm 2019 với 35 ca bệnh dương tính, năm 2020 - 2022 không ghi nhận ca mắc, năm 2023 xuất hiện trở lại 1 ca và trong 10 tháng đầu năm 2024 có 2 ca.

BS Quý khuyến cáo, mặc dù ca mắc sởi xác định qua các năm không cao nhưng sốt phát ban nghi sởi có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong khi, tình hình dịch sởi tại một số địa phương trên toàn quốc có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp... Do đó, nguy cơ bùng phát dịch sởi luôn hiện hữu, các cơ sở y tế tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hiện phần lớn các quận, huyện tại TP. HCM đã tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho 100% số trẻ trong danh sách quản lý. Còn 2 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ 95% là quận 3 (khoảng 85%) và huyện Cần Giờ (hơn 94%). Nguyên nhân số ca nhiễm bệnh sởi vẫn tăng có thể do vẫn còn trẻ tạm trú, biến động dân cư mới... chưa được thống kê hết. Đại diện CDC TP. HCM cho hay, thực tế qua khảo sát cho thấy thành phố chỉ mới tiêm bù được cho 54% trẻ sống trên địa bàn, còn đến 46% trẻ thiếu mũi sống trên địa bàn nhưng chưa được tiêm bù trong chiến dịch.

Theo TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, về lý thuyết của Tổ chức Y tế thế giới thì sau khi bao phủ vaccine trên 95%, số ca mắc sẽ giảm nhanh, nhưng hiện kết quả chưa giảm như mong đợi. Điều này có thể do thành phố có sự di biến động dân cư lớn, nhiều trẻ từ địa phương khác tới sinh sống chưa được cập nhật vào danh sách quản lý y tế của địa phương để mời gọi đi chủng ngừa. Do đó, khả năng nhiều trẻ sống trên địa bàn nhưng bị bỏ sót. Ngành y tế TP. HCM khuyến cáo các bậc phụ huynh chủ động đưa con em đến trạm y tế gần nhất để được tiêm vaccine phòng sởi.

Thu Phương