Cần thực tiễn hơn trong phân loại các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Cuộc sống xanh - Ngày đăng : 15:06, 30/10/2024

Sáng ngày 30/10, Hội thảo phổ biến kiến thức "Nâng cao kiến thức, giải pháp, chế độ chính sách cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay" đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh Lao động Việt Nam tổ chức.
Cuộc sống xanh

Cần thực tiễn hơn trong phân loại các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Trần Đức 30/10/2024 15:06

Sáng ngày 30/10, Hội thảo phổ biến kiến thức "Nâng cao kiến thức, giải pháp, chế độ chính sách cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay" đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh Lao động Việt Nam tổ chức.

VIDEO: Cần thực tiễn hơn trong phân loại các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

An toàn vệ sinh lao động đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển một cách bền vững cho nền kinh tế, xã hội và môi trường. Điều kiện lao động không tốt đã là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tai nạn lao đông, tổn hại sức khỏe của hàng trăm triệu người lao động mỗi năm, làm giảm sút khả năng lao động, ảnh hường đến sức khỏe giống nòi và gây nên một sự thiệt hại to lớn về kinh tế, môi trường.

Trao đổi tại hội thảo nhiều ý kiến cho rằng: Công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được quy định cụ thể trong thông tư 11/2020 của Bộ LĐTBXH và cách phân loại theo hướng dẫn của TT 29/2021. Tuy vậy cách phân loại này khi áp dụng thực tiễn vẫn còn một số khó khăn.

anh-1.jpg
PGS.TS. Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc hội thảo

Nội dung cơ bản của Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH đã được áp dụng từ lâu nhưng vẫn có những hạn chế. Ngoài ra, Thông tư này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá cho những nghề, công việc cố định, có môi trường lao động cố định, ít biến động (tức là có thể thực hiện việc đo đạc được yếu tố tác động sinh học đến người lao động) mà chưa đánh giá được cho các nghề, công việc có tính chất nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất, hóa chất độc nguy hại hoặc những nghề, công việc có tần suất ít, hiếm xảy ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm,…

Để thuận tiện hơn trong việc đánh giá phân loại điều kiện lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động nhằm thay thế Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Dự thảo Thông tư.

Việc áp dụng kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ đối với nhóm yếu tố vệ sinh môi trường lao động phải bảo đảm tính phù hợp về quy mô mẫu, vị trí lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu phù hợp với việc đánh giá phân loại điều kiện lao động.

anh-2.jpg
Hội thảo phổ biến kiến thức "Nâng cao kiến thức, giải pháp, chế độ chính sách cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay"

Chính vì vậy, cần có phương pháp thống nhất để đánh giá, phân loại theo điều kiện lao động, từ đó phân loại lao động theo điều kiện lao động phản ánh được mức độ nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm của một vị trí công việc cụ thể. Thực hiện, triển khai nghiên cứu Văn hóa an toàn tại cơ sở.

An toàn và vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt trong giảm dần gánh nặng, độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức cho người lao động về An toàn và vệ sinh lao động.

Trần Đức