Thừa Thiên - Huế: Trồng hơn 1.000 cây xanh ở ngọn núi cao nhất tỉnh

Môi trường - Tài nguyên - Ngày đăng : 11:30, 25/11/2024

Ngày 24/11, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2024), Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trồng cây tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng (TP. Huế).
Môi trường - Tài nguyên

Thừa Thiên - Huế: Trồng hơn 1.000 cây xanh ở ngọn núi cao nhất tỉnh

Thanh Thanh 25/11/2024 11:30

Ngày 24/11, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2024), Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trồng cây tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng (TP. Huế).

Núi Kim Phụng là một biểu tượng được khắc trên Chương đỉnh đặt trong Đại nội Huế; núi còn được biết đến là ngọn núi cao nhất TP. Huế với độ cao hơn 400 m.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, nhằm hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và phát động phong trào trồng cây, gây rừng nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công trình “Tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng” dựa vào nguồn lực xã hội hóa nhằm phục vụ phát triển du lịch sinh thái sau này.

Theo đó, ngành trồng tổng cộng 1.040 cây, bao gồm 9 loài, là các loài cây có hoa, lá màu sắc đẹp gồm: Lôi khoai, Lim xẹt, Bằng lăng, Chò đen, Muồng đen, Ngô đồng, Phượng Vỹ đỏ, Giáng hương, Phượng tím.

capture(2).png
Ngày 24/11, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2024), Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trồng cây tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng (TP. Huế)

Các cây sẽ được trồng dọc tuyến đường lên đỉnh núi Kim Phụng, tạo 5 điểm quan sát nhìn toàn cảnh TP. Huế ở các độ cao lần lượt là 200 m, 250 m, 300 m, 350 m và khu vực đỉnh núi. Trong đó, các loài cây sẽ được bố trí trồng xen kẽ theo cụm để có thể duy trì màu sắc hoa và lá theo mùa trên đường mòn dẫn lên đỉnh núi.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, núi Kim Phụng là nơi cư trú của nhiều loại động thực vật bản địa, việc trồng cây tại đây giúp cải thiện môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn sự cân bằng hệ sinh thái. Đồng thời mang một dấu ấn quan trọng cho một đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc trồng cây còn góp phần biến nơi đây thành một điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thiên nhiên. Những con đường mòn phủ bóng cây xanh sẽ thu hút người dân, du khách thích leo núi, cắm trại, và khám phá.

Cũng theo lãnh đạo tỉnh, thời gian tới, TP. Huế sẽ phối hợp với các đơn vị để tiến hành xây dựng một tuyến đường sinh thái dựa trên lối mòn cũ; cùng với các thiết chế như điểm dừng chân, bãi đỗ xe… để phục vụ khu khách khi đến tham quan tại núi Kim Phụng.

Trồng cây xanh mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường. Cây xanh giúp hấp thụ khí CO₂ và thải ra oxy, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và cải thiện chất lượng không khí. Hệ thống rễ cây giữ đất, ngăn chặn xói mòn và sạt lở, đồng thời bảo vệ nguồn nước ngầm. Ngoài ra, cây xanh tạo môi trường sống cho các loài động vật, duy trì đa dạng sinh học và giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc trồng cây xanh không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn là giải pháp bền vững để bảo vệ Trái Đất.

Thanh Thanh