Giải pháp tăng cường hoạt động xuất bản của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên

Môi trường xã hội - Ngày đăng : 19:30, 28/12/2024

Chiều ngày 28/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp tăng cường hoạt động xuất bản của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên”.
Môi trường xã hội

Giải pháp tăng cường hoạt động xuất bản của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên

Minh Phúc 28/12/2024 19:30

Chiều ngày 28/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp tăng cường hoạt động xuất bản của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên”.

Tham dự hội thảo có PGS.TS Phạm Ngọc Linh - Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ThS Lê Thanh Tùng - Trưởng ban TT&PBKT Liên hiệp Hội Việt Nam; cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện từ các hội thành viên, tạo nên một diễn đàn phong phú cho việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm.

9517f101ac9411ca4885.jpg
PGS.TS Phạm Ngọc Linh - Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ThS Lê Thanh Tùng - Trưởng ban TT&PBKT Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì Hội thảo

Mục tiêu chính của hội thảo là chia sẻ kinh nghiệm giữa các hội, đặc biệt là những thực tiễn trong hoạt động xuất bản. Qua các phiên thảo luận, các diễn giả trình bày về những thách thức mà các hội đang gặp phải trong quá trình xuất bản, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này.

Một trong những điểm nổi bật của hội thảo là việc tạo ra cơ hội cho các hội thành viên kết nối và hợp tác, không chỉ trong lĩnh vực xuất bản mà còn trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học. Sự hợp tác này có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho các hội, giúp họ phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

hoi-thao-1.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Chia sẻ tại buổi Hội thảo, Ths. Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam cho biết: Công tác xuất bản sách, báo, tạp chí nói chung - xuất bản sách nói riêng-trong toàn bộ hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam là một công việc rất quan trọng và có ý nghĩa trong toàn bộ hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam; bởi lẽ công tác xuất bản của chúng ta có một “mục tiêu kép” (cả về chính trị và kinh tế), đó là: Thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam; Tuyên truyền, quảng bá thông tin, tri thức cho người dân, cho các tổ chức trong xã hội và cho các hội viên trong toànhệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam

Đặc biệt, Nhà xuất bản Tri thức và các thành viên trong Liên hiệp Hội Việt Nam chúng ta cần/phải ưu tiên việc xuất bản sách và cung cấp kiến thức, tri thức cho nhân dân, các nhà khoa học, hội viên chúng ta là nhiệm vụ chính trị hàng đầu/quan trọng; để các ấn phẩm của chúng ta (cả ở dạng sách truyền thống, sách điện tử, sách nói v.v..) phải đáp ứng tốt nhất/đầy đủ nhất cho nhu cầu tìm hiểu thông tin/kiến thức/tri thức tổng hợp cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cho các nhà khoa học và hội viên của Liên hiệp Hội Việt Nam…và bởi lẽ: Công tác xuất bản là vũ khí tư tưởng và văn hóa của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều thập kỷ nay; góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền chủ chương của Đảng/chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; đồng thời cung cấp thông tin/kiến thức tổng hợp cho người dân trong xã hội
, ông Giới cho biết thêm

Theo bà Nguyễn Thị Bích Lan - Viện trưởng Viện sáng tạo và chuyển đổi số, với hoạt động xuất bản, các giải pháp công nghệ có thể áp dụng để nâng cao chất lượng và tối ưu hóa hoạt động:

Thứ nhất, Xuất bản điện tử (E-publishing), Sách điện tử (eBook): Sản xuất sách điện tử đa định dạng (ePub, PDF, Kindle) để mở rộng kênh phân phối. Sách nói (Audiobooks): Hợp tác với các nền tảng sách nói để chuyển đổi nội dung sách thành định dạng âm thanh.

Thứ hai, tự động hóa trong quy trình xuất bản. Sử dụng AI biên tập nội dung: AI có thể hỗ trợ trong việc kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, và gợi ý chỉnh sửa nội dung. Công cụ dàn trang tự động: Phần mềm hỗ trợ tạo bố cục chuyên nghiệp, giảm thời gian biên tập sách.

Thứ ba, phân tích dữ liệu độc giả, Ứng dụng Big Data để phân tích hành vi và sở thích của độc giả, từ đó định hướng phát triển nội dung phù hợp. Tích hợp các công cụ khảo sát trực tuyến để thu thập phản hồi về các xuất bản phẩm.

Thứ tư, quảng bá và phân phối trực tuyến. Xây dựng nền tảng cửa hàng trực tuyến để bán sách giấy và điện tử. Sử dụng AI trong tiếp thị: Quảng cáo dựa trên thói quen và sở thích cá nhân hóa của độc giả.

Thứ năm, Blockchain trong quản lý bản quyền. Ứng dụng Blockchain để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền và theo dõi nguồn thu từ sách điện tử.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận mở, chia sẻ ý kiến và đề xuất về các vấn đề liên quan đến xuất bản. Đây là cơ hội quý báu để các đại biểu lắng nghe và tiếp thu những ý tưởng mới từ đồng nghiệp, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động của hội mình.

Minh Phúc