Nghệ An: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Trường Thi

Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 09:30, 11/01/2025

Rác thải chỉ có thể xử lý triệt để khi được phân loại, việc làm này góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá để các cấp chính quyền cùng người dân vào cuộc.
Bảo vệ môi trường

Nghệ An: Hiệu quả từ mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Trường Thi

Kế Hùng {Ngày xuất bản}

Rác thải chỉ có thể xử lý triệt để khi được phân loại, việc làm này góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá để các cấp chính quyền cùng người dân vào cuộc.

Rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... Vì vậy phân loại rác thải là một nhiệm vụ rất quan trọng và cầp thiết.

Nếu không phân loại rác thải, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

ra-mat-mo-hinh-diem-phan-loai-rac-tai-ho-gia-dinh-va-truyen-thong-pan-loai-rac-trao-tang-gio-nhua-va-tui-bong-phan-hhyr-cho-ac-ho-gia-din-tai-khoi-13.jpg
Ra mắt mô hình điểm "Phân loại rác thải rắn tại hộ gia đình" và truyền thông phân loại rác, trao tặng giỏ nhựa và túi bóng phân hủy cho các hộ gia đình tại khối 13

Chị Đặng Thị Dung, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Trường Thi, TP. Vinh cho biết: “Thực hiện Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND thành phố Vinh về việc ban hành Đề án “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2021-2025. UBND phường Trường Thi phối hợp với Hội LHPN Phường ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án về việc xây dựng mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn gắn với xây dựng “tổ phụ nữ 5 không 3 sạch”. Trong đó, chỉ đạo điểm xây dựng tổ 5 không, 3 sạch gắn với phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại tổ 1, tổ 3 và 4 đường Nguyễn Xí thuộc chi hội khối 13.”

chi-hoi-truong-dang-trao-doi-voi-phong-vien.jpg
Chủ tịch Hội LHPN phường Trường Thi Đặng Thị Dung đang trao đổi với phóng viên về mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Trường Thi

Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Chi hội phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác phân loại rác tại nguồn đối với môi trường. Đồng thời hướng dẫn và giúp người dân từng bước hình thành thói quen phân loại và thải bỏ đúng quy định.

Qua đó tạo nguồn hữu cơ “sạch” làm nguyên liệu sản xuất Compost. Góp phần đem lại lợi ích về kinh tế xã hội trong việc phân loại, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm chôn lấp và kinh phí xử lý rác thải. Kêu gọi sự chung sức của cộng đồng dân cư tích cực tham gia hưởng ứng hoạt động này, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường.

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn phường được trang bị kiến thức về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Vận động xã hội hóa để trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom chất thải sau khi được phân loại;

Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.

Trước đây tất cả các rác thải của các hộ gia đình đều mang ra để sẵn trước nhà chờ xe của công ty môi trường đến thu gom. Tuy nhiên, từ thời điểm phường triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn, những rác thải có thể tái chế được như vỏ chai nhựa, lon bia, giấy kim loại..các gia đình đều để riêng một chỗ chờ đến ngày cuối tuần thì đưa đến điểm tập kết tại nhà văn hóa khối.

Mô hình phân loại rác thải tại nguồn do thành phố Vinh triển khai thí điểm trên địa bàn phường Trường Thi và khối 13 được lựa chọn là đơn vị triển khai đầu tiên.

Trước khi vào thực hiện, phường Trường Thi đã tổ chức tọa đàm về công tác bảo vệ môi trường, giao ban địa chính, giao ban tài nguyên và môi trường. Đặc biệt đối với khối 13 đã tập huấn hướng dẫn cụ thể, tổ chức ra mắt mô hình. Ngoài ra, công tác tuyên truyền phân loại rác thải còn được triển khai gắn với phong trào ngày chủ nhật xanh, phong trào chống rác thải nhựa.

Sau khi có kế hoạch triển khai mô hình, cán bộ các chi hội, đặc biệt là chi hội phụ nữ khối 13 đã tăng cường tuyên truyền cho người dân trên nhiều kênh như mạng xã hội, loa phát thanh, phát tờ rơi, các băng rôn, khẩu hiệu, thòi gian trôi qua người dân đều thấy hiệu quả của mô hình nên số lượng hội viên tham gia ngày càng đông.

Địa phương cũng đã thành lập tổ phân loại rác thải tại nguồn với 50 hộ gia đình tham gia thuộc Tổ 1 tổ 3 và tổ 4 đường Nguyễn Xí và được phường khảo sát, mua sắm thết bị phân loại rác. Ý thức người dân ngày càng nâng lên như sau khi sử dụng thực phẩm nấu ăn, những loại rác có thể tái chế đều được người dân giữ lại, không bỏ lẫn với rác sinh hoạt để công ty môi trường thu gom như trước. Vì thế mà lượng rác tại khối hàng ngày cũng ít đi.

chi-em-phu-nu-khoi13-thu-gom-phe-lieu-thuc-hien-mo-hinh-phan-loai-rac-thai-ran-sinh-hoat-tai-gia-dinh.jpg
Chị em hôi viên phụ nữ khối 13 thu gom phế liệu thực hiên mô hình " Phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại gia đình"

Sau một năm triển khai thực hiện, kết quả cho thấy công tác phân loại rác được thực hiện tốt. Định kỳ chủ nhật hàng tuần, rác thải tái chế được người dân tự thu gom, tập trung tại nhà văn hóa , khối lượng dao động từ vài tạ mỗi tháng. Số rác thải này sau đó được bán bổ sung quỹ để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn.

viec-phan-loaij-rac-duoc-gia-dinh-hoi-vien-phu-nu-khoi-13-thuc-hien-nghiem-tuc.jpg
Việc phân loại rác được các gia đình hội viên phụ nữ khối 13 thực hiện nghiêm túc

Được biết hiện nay lượng rác thải trên địa bàn TP Vinh lên đến hơn 300 tấn/ngày đêm và có thể còn tiếp tục gia tăng. Do đó để giảm thiểu lượng chất thải cần thu gom, xử lý và biến rác thải thành tài ngyên, việc phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải là yêu cầu bắt buộc theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Mô hình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn tại khối 13, phường Trường Thi bước đầu đã mang lại hiệu quả và chắc chắn thời gian tới sẽ tiếp tục được triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương trên thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An.

Kế Hùng