Kịp thời dập tắt vụ cháy rừng tại Quảng Yên (Quảng Ninh)

Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 11:26, 06/02/2025

Tối ngày 5/2, 80 cán bộ, chiến sĩ đã khẩn trương khống chế ngọn lửa bùng phát tại khu vực rừng thông thuộc phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tài nguyên và phát triển

Kịp thời dập tắt vụ cháy rừng tại Quảng Yên (Quảng Ninh)

Anh Minh 06/02/2025 11:26

Tối ngày 5/2, 80 cán bộ, chiến sĩ đã khẩn trương khống chế ngọn lửa bùng phát tại khu vực rừng thông thuộc phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Khoảng 19 giờ ngày 5/2, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 395, Quân khu 3 nhận được tin báo của địa phương, có ngọn lửa bùng phát tại khu vực rừng thông thuộc phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ cháy lan rộng, đe dọa thiêu rụi toàn bộ diện tích khu rừng và ảnh hưởng đến khu dân cư.

chay-rung.jpg
Ảnh minh họa

Ngay sau khi nhận được tin báo, Chỉ huy Tiểu đoàn 14 đã xin ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng Sư đoàn, nhanh chóng cơ động 80 cán bộ, chiến sĩ cùng vật chất, phương tiện đến khu vực đám cháy để thực hiện nhiệm vụ. Tại đây, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 14 đã phối hợp với Ban quản lý rừng phường Minh Thành; cùng đơn vị bạn triển khai tổ chức các biện pháp dập tắt đám cháy, không cho ngọn lửa bùng phát trở lại.

Sau hơn 1,5 giờ chiến đấu với "giặc lửa", đến thời điểm hiện tại, đám cháy rừng đã được dập tắt; các khu vực xung quanh đã trở về trạng thái an toàn, bảo đảm an toàn về người và trang bị.

Rừng là thành phần thiết yếu của trái đất, nó sản sinh ra oxy và hấp thụ khí cacbonic. Trong thời gian qua, cháy rừng diễn biến phức tạp và có khả năng lan rộng do biến đổi khí hậu, phá rừng và quản lý đất kém hiệu quả. Những vụ cháy rừng gây ra những hệ lụy như:

Mất mát đa dạng sinh học: Cháy rừng làm mất mát đáng kể các loài thực vật và động vật, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của khu vực.

Ô nhiễm không khí: Khói từ cháy rừng chứa các chất độc hại như khí CO2, CO, và các hợp chất hữu cơ không dễ bay hơi, gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Mất mát đất và đất phù sa: Cháy rừng cũng có thể gây ra mất mát đất và đất phù sa do sự xói mòn, làm giảm tính chất đất và ảnh hưởng đến sự trồng trọt và sản xuất nông nghiệp sau này.

Tác động đến hệ thống thủy văn: Cháy rừng có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất, ảnh hưởng đến các hệ thống thủy văn và cung cấp nước.

Mất mát hệ sinh thái: Cháy rừng làm mất mát môi trường sống của nhiều loài động vật và cắt đứt các chuỗi thức ăn và mối liên kết trong hệ sinh thái.

Anh Minh