[Góc nhìn tuần qua]: Cảnh báo trước nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương

Góc nhìn tuần qua - Ngày đăng : 11:00, 19/04/2025

Điều kiện khí tượng bất lợi; hậu quả từ siêu bão số 3 năm 2024 đã khiến nhiều cánh rừng miền Bắc gãy đổ nghiêm trọng, tạo ra nguồn vật liệu cháy khổng lồ...là những nguyên nhân gây ra cháy rừng liên tiếp ở miền Bắc trong thời gian gần đây.
Góc nhìn tuần qua

[Góc nhìn tuần qua]: Cảnh báo trước nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương

Ban Biên tập Moitruong.net.vn 19/04/2025 11:00

Điều kiện khí tượng bất lợi; hậu quả từ siêu bão số 3 năm 2024 đã khiến nhiều cánh rừng miền Bắc gãy đổ nghiêm trọng, tạo ra nguồn vật liệu cháy khổng lồ...là những nguyên nhân gây ra cháy rừng liên tiếp ở miền Bắc trong thời gian gần đây.

Góc nhìn tuần qua: Cảnh báo trước nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương

Theo hệ thống giám sát bằng vệ tinh của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ 13/4 đến 15/4, ghi nhận 72 điểm cháy rừng trên 25 tỉnh ở miền Bắc. Trong đó, Lạng Sơn có số điểm cháy nhiều nhất với 18 điểm, Tuyên Quang 8 điểm, Hà Giang, Quảng Ninh và Thái Nguyên mỗi nơi 6 điểm.

Đáng chú ý, ngày 16/4, một vụ cháy rừng xảy ra tại phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, bắt nguồn từ khu vực giáp ranh với Hòa Bình và lan rộng sang rừng thuộc địa phận Hà Nam. Theo ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Nam, lực lượng chức năng đã huy động gần 400 người tham gia chữa cháy. Đến sáng ngày 17/4, đám cháy được khống chế hoàn toàn.

Ngày 15/4, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm đã phát cảnh báo nguy cơ cháy rừng đối với 90 vùng, trong đó 55 vùng ở cấp độ IV (nguy hiểm) tại các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, và 35 vùng ở cấp độ V (cực kỳ nguy hiểm) tại các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau. Nguyên nhân chính là thời tiết hanh khô kéo dài, nhiều ngày không mưa, kết hợp với ảnh hưởng từ bão Yagi và hoạt động đốt nương rẫy của người dân.

Về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm khuyến cáo người dân sinh sống gần rừng, người tham gia sản xuất lâm nghiệp và khách du lịch sinh thái cần nâng cao ý thức, chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tuân thủ quy định về sử dụng lửa trong rừng và ven rừng.

Trong thời điểm cao điểm sắp tới, chính quyền các địa phương cần siết chặt việc kiểm tra, giám sát, triển khai hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt từ đầu năm. Đồng thời, khi bước vào mùa phát dọn thực bì để làm nương rẫy, người dân cần thực hiện đúng các quy trình an toàn về phòng cháy, chữa cháy, tránh để xảy ra cháy lan trên diện rộng.

Lực lượng chức năng được yêu cầu túc trực, tăng cường cảnh giác và sẵn sàng phương án ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy. Các địa phương cần đặc biệt chú ý kiểm soát hoạt động của khách du lịch tại các khu vực có cấp độ cháy cao (cấp IV và V), đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng, chống cháy nổ.

Ban Biên tập Moitruong.net.vn