Những cánh rừng kêu cứu – Bài 1: Rừng bị “xẻ thịt” không thương tiếc
Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 14:36, 18/04/2022
Cận cảnh những vụ “xẻ thịt rừng”
Lâm Đồng là địa phương có độ che phủ rừng lớn ở Tây Nguyên, thời gian qua, Lâm Đồng liên tục phát hiện các vụ chặt phá rừng trái phép. Ngày 15/4/2022 ông Đồng Văn Tuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ phá rừng tại Tiểu khu 270, thuộc địa phận thị trấn Nam Ban.
Đáng chú ý, đối tượng phá rừng đã sử dụng cưa chạy bằng pin, lén lút cưa gần đứt gốc hàng chục cây thông nhiều năm tuổi để cây vẫn đứng, khi gió lên cây mới bất ngờ đổ hàng loạt.
Theo thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà, vụ việc được phát hiện từ tháng 2/2022 đến nay. Qua tuần tra, cán bộ quản lý rừng thuộc đơn vị phát hiện các đối tượng lén lút dùng cưa chạy pin, cưa gần đứt gốc của 38 cây thông 3 lá, thuộc đối tượng rừng sản xuất, trồng từ năm 1994.
Đợt một vào tháng 2/2022, các đối tượng cưa 21 cây và đợt hai vào đầu tháng 3 là 15 cây. Số lượng gỗ thông bị thiệt hại 11,6m3, trên diện tích khoảng 1.300m2.
Ngày 31/3/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về nạn phá rừng diễn ra tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng thuộc tỉnh này. Cụ thể, hiện trường xảy ra vụ việc thuộc khu vực khoảnh 7, tiểu khu 267C, thôn K’rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. khám nghiệm hiện trường cho thấy tổng diện tích cây rừng tự nhiên bị tác động cưa, chặt toàn bộ (chặt trắng) và chặt rải rác, xảy ra nhiều thời gian khác nhau trên diện tích 26.659m2. Trong số đó, diện tích phá trắng toàn bộ cây rừng là 17.638 m2 ở 12 vị trí.
Diện tích gốc cây bị chặt còn tươi là 7.191m2 ở 5 vị trí; diện tích gốc cây bị chặt còn tươi và khô xen lẫn là 3.515m2 ở 3 vị trí và diện tích có gốc cây bị chặt khô và khô mục là 6.932m2. Diện tích có cây rừng bị chặt rải rác, gốc cây khô mục, khô và tươi là 9.021m2 ở 3 vị trí. tổng số lâm sản thiệt hại gồm 518 cây rừng tự nhiên bị cưa, chặt, đường kính gốc chặt hạ từ 8-54cm. Tổng khối lượng gỗ thiệt hại đo đếm tại hiện trường là 53,387m3 gồm 47,2 m3 gỗ tươi, trên 6m3 gỗ khô và khô mục.
Hiện trường vụ phá rừng dổi quý ở Lâm Đồng.
Ngày 15/4, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, cho biết vừa xảy ra vụ phá rừng tại khoảnh 1, tiểu khu 74, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk quản lý (địa giới hành chính xã Đạ Long, huyện Đam Rông). Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có 12 cây gỗ thuộc nhóm VI đã bị phá nằm rải rác trên diện tích 810 m2, khối lượng lâm sản bị thiệt hại 6,3 m3, là rừng sản xuất.
Ngày 17/3, Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm phối hợp cùng Đội Cảnh sát kinh tế – Công an huyện Bảo Lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 bắt quả tang 2 đối tượng chặt phá rừng. Tổng diện tích rừng bị phá khoảng 1,9 ha. Tại hiện trường, đa phần các cây gỗ có đường kính lớn được cưa hạ bằng máy cưa xăng cầm tay. Các cây gỗ có đường kính nhỏ được chặt hạ bằng dao. Lâm sản bị cưa cắt trên tổng diện tích là 0,8 ha. Số cây rừng bị cưa hạ, thực bì bị phát dọn (lâm sản còn tại hiện trường) là 0,7 ha, cây rừng bị cưa hạ và đốt cháy (lâm sản còn tại hiện trường) là 0,4 ha.
Ngày 8/4, cơ quan chứng năng phát hiện một ngọn đồi, thuộc tiểu khu 474, xóm 5, thôn 2, xã Đại Lào đã bị hạ đốn toàn bộ cây rừng. Tại đây, nguyên một ngọn đồi, rừng cây đã bị đốn hạ, cây cỏ khô héo, chỉ cần gom lại đốt, sẽ trơ trọi một ngọn đồi đất đỏ. Nhiều gốc cây to đã bị chặt phá, đốt cháy nham nhở, nhiều thân cây thông nằm ngổn ngang.
Ngày 10/4, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quốc Hưng cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk hướng xử lý vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại các tiểu khu 222 và 205 xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, diện tích rừng bị phá là 382,07ha tại các khoảnh 2, 3 thuộc tiểu khu 222 và từ khoảnh 1 đến khoảnh 8 thuộc tiểu khu 205.
Tại tỉnh Điện Biên, cuối năm 2021, cơ quan chức năng phát hiện nhiều diện tích rừng phòng hộ trên Đèo Tằng Quái – giáp ranh giữa TP. Điện Biên Phủ và huyện Mường Ảng bị người dân ngang nhiên chặt phá để làm nương.
Tháng 7/2021 tại khu vực đỉnh đèo Pha Đin thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, tình trạng tự ý khai thác rừng thông cũng ra nhộn nhịp trước sự “bất lực” của chính quyền xã và lực lượng kiểm lâm. Điều đáng nói, hơn 100 hecta rừng thông từ 15 – 30 tuổi này lại là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Cuối tháng 12/2021, nhiều diện tích rừng đặc dụng Mường Phăng tiếp tục bị chặt phá, cơ quan chức năng xác định vị trí khu vực rừng bị phá thuộc tiểu khu 708A, khoảnh 1, lô 10, diện tích thiệt hại là 2.717m2. Quan sát tại hiện trường cây bị chặt hạ, đốt có đường kính gốc từ 8 -13cm.
Tỉnh Nghệ An cũng là địa phương xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng trong thời gian qua. Tại nhiều khu rừng của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng. Tại bản Hội 1, xã Châu Hội có hàng chục cây gỗ lim tuổi đời từ 30-40 năm thuộc khu vực rừng lim bảo tồn bị khai thác trái phép. Theo thống kê, tính từ ngoài Tết Nguyên đán 2022 đến nay, cơ quan chức năng đã ghi nhận tổng số 28 vụ chặt phá rừng tại địa phương này.
Tại thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), cơ quan chức năng ghi nhận vụ phá rừng với diện tích hơn 7.000m2. Xung quanh thung Túm Lụm là lèn đá, giữa lòng thung gần như mọi cây cối đều đã bị đốn hạ.
Tại xã Châu Hoàn, theo sự phản ánh của người dân, địa phương này cũng vừa xảy ra vụ phá rừng. Cụ thể, tại tiểu khu 323 thuộc bản Nật Trên, xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, một quả đồi rộng lớn đã bị chặt phá.
Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm Lâm Quỳ Châu cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn huyện này xảy ra 23 vụ phá rừng, trong đó có 14 vụ đã có kết luận điều tra, 8 vụ đang trong quá trình xem xét, trong số này đã chuyển cơ quan điều tra khởi tố 2 vụ.
Những hệ lụy từ việc phá rừng
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Phá rừng làm diện tích rừng bị thu hẹp gây ra các vấn đề trên diện rộng như khí nhà kính, đất bị xói mòn, mất đa dạng sinh học và vòng tuần hoàn của nước. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà còn ảnh hưởng đến con người.
Theo chuyên gia lâm nghiệp – GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.
Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.
Tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng.
Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.
Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Viện Nghiên cứu môi trường nông nghiệp nông thôn cũng chỉ ra rằng, thực tế rừng tăng diện tích, đồi núi trọc giảm dần, nhưng các năm qua nước ta vẫn bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng. Rừng trồng phòng hộ chất lượng số lượng chưa đảm bảo. Rừng phòng hộ tự nhiên bị chặt phá, khai thác bừa bãi không duy trì được cấu trúc tự nhiên giảm thiểu khả năng phòng hộ.
Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.
Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.
Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng trên địa bàn Tây Nguyên, vì vậy cấp ủy chính quyền cơ sở phải tăng cường hơn các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, đồng thời triển khai đồng bộ các biện pháp, như tuyên truyền giáo dục, thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn gắn với chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng dù giải thích bằng bất cứ lý do gì về biến đổi khí hậu bất thường, lượng mưa kỷ lục, núi sạt lở hay ngập lụt lớn kéo dài… như vừa qua thì chắc chắn chúng ta có thể nhận ra là đã mất quá nhiều rừng tự nhiên.
Theo ông Thắng, câu chuyện hủy hoại rừng không còn mới. Song nhìn lại lũ lụt, sạt lở miền Trung càng thấy thấm thía cái giá phải trả cho sự tàn phá này.
Trong hơn 20 năm qua, các dự án thủy điện nhỏ ồ ạt được xây dựng với những quy mô khác nhau, cùng với mưu sinh của người dân và nhu cầu phát triển hạ tầng, hàng chục ngàn hecta rừng đầu nguồn mất đi, chỉ tiêu phấn đấu về độ che phủ rừng hằng năm đều tăng. “Nhưng điều đó không nói được nhiều về chất lượng, khả năng giữ đất, giữ nước, sức chống chịu thiên tai khi mà diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ngày một giảm đi” – ông Thắng nhấn mạnh.
Giang Anh