Con lái xe tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, cha mẹ bị phạt đến 10 triệu đồng

Pháp luật môi trường - Ngày đăng : 16:30, 20/07/2025

Giao xe máy cho con điều khiển tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, cha mẹ bị phạt tiền từ 8.000.000 - 10.000.000đ, trường hợp chủ xe là tổ chức thì mức phạt tăng lên đến 20 triệu đồng.
Pháp luật môi trường

Con lái xe tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, cha mẹ bị phạt đến 10 triệu đồng

Mai Hạ 17/07/2025 14:00

Giao xe máy cho con điều khiển tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, cha mẹ bị phạt tiền từ 8.000.000 - 10.000.000đ, trường hợp chủ xe là tổ chức thì mức phạt tăng lên đến 20 triệu đồng.

Đầu năm 2025 luật giao thông đường bộ thay đổi mức hình phạt rất nặng trong đó có hành vi giao xe máy cho người chưa đủ tuổi. Quy định áp dụng cả khi người điều khiển có giấy phép lái xe nhưng đang bị tước quyền sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật.

Theo đó, từ nay đến 31/12/2025, giao xe máy cho con chưa đủ tuổi lái, cha mẹ bị phạt tiền từ 8.000.000 - 10.000.000đ, trường hợp chủ xe là tổ chức thì mức phạt tăng lên từ 16.000.000 - 20.000.000 đồng.

csgt.jpg
Ảnh minh họa

Ngoài bị phạt tiền ở mức trên ra nếu người sử dụng xe máy chưa đủ tuổi gây tai nạn thì cha mẹ sẽ bị phạt ở mức sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong các trường hợp:

Làm chết người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp:

Làm chết 02 người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Làm chết 03 người trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

Thêm vào đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Kết quả nghiên cứu công bố năm 2023 cho thấy phát thải khí CO của xe máy chiếm 87%, bụi mịn 66%, là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong giao thông ở Hà Nôi.

Thống kê của Sở Giao thông Vận tải (nay là Sở Xây dựng), đến hết năm 2024 Hà Nội có trên 9,2 triệu phương tiện đang hoạt động, chưa bao gồm xe của cơ quan trung ương. Trong đó thành phố đang quản lý 1,1 triệu ôtô, hơn 6,9 triệu xe máy. Ngoài ra, còn khoảng 1,2 triệu ôtô, xe máy cá nhân từ các tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) TP Hà Nội, hoạt động giao thông là một trong 5 nguồn gây ô nhiễm không khí. Các chỉ số ô nhiễm phổ biến gồm: Bụi mịn PM 2.5, bụi PM 10, dioxit nito (NO2), dioxit lưu huỳnh (SO2), carbon monoxide (CO), ozone mặt đất (O3).

Nguồn giao thông vận tải đã gây ra khoảng 25% ô nhiễm PM 2.5; gần 35% có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy điện và công nghiệp lớn cũng như làng nghề; 10% từ khu dân cư, chủ yếu đun nấu bằng sinh khối; 20% từ nguồn amoniac trong chăn nuôi gia súc và phân bón; khoảng 7% từ việc đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài trời.

Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, ngày 12/7, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20, trong đó yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn xe môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong vành đai 1.

Mai Hạ