Cô bé lớp 6 chế tạo robot thu gom rác thải nhựa trên biển
Gương sáng môi trường - Ngày đăng : 09:28, 29/10/2018
Một trong những vấn đề lớn mà loài người gây ra trên hành tinh này đó là rác thải trên đại dương. Người ta ước tính rằng, mỗi năm có khoảng 8 tấn nhựa bị thải ra biển, cộng thêm 150 triệu tấn rác cũ đã tồn tại. Để giải quyết vấn đề này, cô bé Anna Du 12 tuổi (Mỹ) đã bất ngờ chế tạo thành công robot chuyên săn lùng rác nhựa.
>>>Thảm họa môi trường tồi tệ do tràn dầu có thể xảy ra tại Mỹ
>>>Động đất mạnh 6,1 độ richter khiến ngoài khơi El Salvador rung chuyển mạnh
Em Anna Du và con robot do em chế tạo ra với chức năng săn lùng rác nhựa trên biển – Ảnh: ANNA DU
Cụ thể, Anna Du đã chế tạo một chiếc xe robot được vận hành bằng điều khiển từ xa, có khả năng điều hướng trên mặt nước và có thể nhận diện rõ các loại rác thải nhựa trong nước. Xe này còn vận hành kết hợp với hệ thống phát hiện camera hồng ngoại có độ phân giải cao, sử dụng cánh quạt để di chuyển…Robot này có thể di chuyển xuyên qua đại dương để tìm kiếm rác nhựa, và sau cùng có thể thu gom rác đó luôn.
Phát minh này của Anna Du cũng đưa cô bé vào vòng chung kết Top 30 tại cuộc thi sáng tạo Broadcom Masters, một cuộc thi về khoa học và công nghệ, quy tụ 5.000 học sinh tiểu học ở Mỹ tham gia. Không những thế, công trình khoa học của em là 1 trong 10 công trình đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho bạn trẻ có tên Discovery Education 3M Young Scientist Challenge.
Chia sẻ về ý tưởng chế tạo con robot này, Anna Du cho biết: “”Em luôn yêu quý các sinh vật biển và rất thích đi dạo trên bãi biển. Một ngày nọ em nhận thấy có rác nhựa ở khắp nơi xung quanh cảng Boston, em đã cố gom nhặt chúng và dọn sạch. Nhưng vì có quá nhiều rác như vậy nên em muốn làm cái gì đó để giải quyết vấn đề này”.
Anna Du hiểu rằng việc xác định được vị trí của rác nhựa trên biển là bước rất quan trọng. Em cũng học hỏi được từ các công ty tái chế trong việc sử dụng ánh sáng hồng ngoại để xác định và phân loại rác nhựa.
Con robot có khả năng hoạt động dưới nước của em cũng sử dụng tia hồng ngoại để tìm kiếm rác, nhưng nó hoạt động theo một cơ chế mới do em thiết kế ra nhằm giúp mức chi phí tiết kiệm hơn.
Anna Du cũng muốn sau đó sẽ tạo ra một chiếc máy có khả năng thu gom và loại bỏ rác nhựa sau khi tìm được, hướng tới mục tiêu “tạo ra được chiếc máy dọn rác nhựa hiệu quả nhất”.
Phi Hồng (t/h)