Công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2017
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 00:00, 13/02/2018
(Moitruong.net.vn) – Vùng Nam Trung Bộ hiện có 03 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước. Các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ được bố trí như sau: Trạm Phú Ninh thuộc lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Trạm An Thạnh thuộc lưu vực sông Kỳ Lộ, tỉnh Phú Yên; Trạm Nha Phu thuộc lưu vực sông Ba, tỉnh Khánh Hòa. Vùng Tây Nguyên hiện có 04 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt. Các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt được bố trí như sau: Trạm Ya Yun Hạ thuộc lưu vực sông Ba, tỉnh Gia Lai; Trạm Đức Xuyên thuộc lưu vực sông Srê Pốk, tỉnh Đắk Lắk; Trạm Đại Ninh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng; Trạm Cát Tiên thuộc lưu vực sông Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng.
>>>Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh
>>>Công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ
Kết quả quan trắc tài nguyên nước mặt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Phú Ninh trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Riêng chỉ tiêu NO2- (ngày 15/7 và 01/8), TSS (ngày 01/11) vượt giá trị giới hạn cho phép. Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Yên Thuận tại trạm Phú Ninh sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt. So với năm 2016, chất lượng nước sông Yên Thuận đã tốt hơn.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm An Thạnh trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu NO2- (ngày 01/5, tháng 7, 01/8) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Kỳ Lộ tại trạm An Thạnh sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. So với năm 2016, chất lượng nước sông An Thạnh đã được cải thiện hơn trước.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Nha Phu trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu COD (ngày 01/11), NO2- (ngày 01 các tháng 1, 2, 3, 5, tháng 6, 7), TSS (ngày 15/1, 1/7, tháng 10, 01/11) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Dinh tại trạm Nha Phu sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. So với năm 2016, chất lượng nước sông đã tốt hơn.
Kết quả quan trắc tài nguyên nước mặt vùng Tây Nguyên
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước sông tại trạm Ya Yun Hạ trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO2- (ngày 01 các tháng 1, 3, 5, 6, 7), TSS (ngày 01 các tháng 1, 5, 6, 15/7, tháng 8, 10 và ngày 15/9), Tổng Coliform (tháng 2, 01/3, 15/7, tháng 9 và 1/11) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Ba Yayun tại trạm Ya Yun Hạ sử dụng được cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác tương đương, một số tháng chất lượng nước sông có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. So với năm 2016, chất lượng nước sông Ba A yun đã xấu hơn, do các hoạt động khai thác cát và mưa lũ phía thượng nguồn.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đức Xuyên trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép; tuy nhiên chỉ tiêu NO2- (ngày 15/7 và 01/8), TSS (ngày 01/6, tháng 7, 15/10); Tổng Coliform vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Ea Krông Nô tại trạm Đức Xuyên bị ô nhiễm, cần các biện pháp xử lý trong tương lai. Riêng tháng 6, chất lượng nước sông tốt nhất, sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác tương đương. So với năm 2016, chất lượng nước sông Ea Krông Nô đã bị suy giảm nhiều.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đại Ninh trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO2- (tháng 1, 2, 4, 5, 6, 7, và 01/8); TSS (ngày 01/5)); Tổng Coliform (tháng 1, 15/2, tháng 5, 6, 01/7, 01/8, tháng 9 và 15/10) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh sử dụng được cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác tương đương, nguồn nước bị ô nhiễm do các chỉ tiêu TSS, tổng Coliform và độ đục tăng cao.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Cát Tiên trong năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO2- (ngày 01/6, 15/7, 01/8), TSS (ngày 15/10), Tổng Coliform (ngày 01 các tháng 1,5,6,7,8) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong năm 2017, chất lượng nước sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên sử dụng được cho mục đích cấp nước tưới tiêu và các mục đích khác tương đương. So với năm 2016, chất lượng nước sông đã được cải thiện hơn trước.
Thiên Bình