80% người mắc bệnh ung thư do môi trường sống
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 12:39, 13/12/2016
Theo Phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám Đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, 80% bệnh nhân ung thư có liên quan đến môi trường sống hàng ngày, bao gồm lối sống thiếu khoa học, các thói quen sinh hoạt, tật xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không an toàn.
Tại hội thảo về vai trò của giám sát và đánh giá trong chiến lược phòng chống bệnh ung thư diễn ra tại Hà Nội sáng 12/12, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, như các nước trong khu vực, Việt Nam đang đối mặt mô hình bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm, mới nổi và bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư đang là vấn đề báo động ở Việt Nam.
Tính đến năm 2010 Việt Nam phát hiện hơn 126.000 ca ung thư mới ở cả hai giới. Dự báo đến năm 2020, con số này là gần 200.000 ca. Các bệnh ung thư nam giới mắc nhiều nhất vẫn là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản… và ở nữ là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, buồng trứng…
Trong giai đoạn 2010-2020, dự báo số người bị ung thư thực quản tăng 2,8 lần (từ 3.872 lên 10.920 ca). Tương tự, số người mắc ung thư đại trực tràng tăng 1,75 lần; bị ung thư phổi tăng 1,56 lần (lên gần 23.000 ca), ung thư dạ dày tăng hơn 1 lần.
Số bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Ở nữ giới, ung thư vú vẫn phổ biến nhất với số bệnh nhân dự báo sẽ tăng từ hơn 12.500 năm 2010 lên 22.612 ca vào năm 2020 (1,8 lần). Tương tự số người bị ung thư đại trực tràng cũng tăng 1,8 lần, ung thư phổi tăng 2 lần, tuyến giáp tăng 2,1 lần. Đáng chú ý số ca ung thư buồng trứng dự báo tăng 2,5 lần trong 4 năm tới, từ 2.185 ca lên 5.558.
Theo thống kê, hiện nay 80% người mắc bệnh ung thưdo nhân tố môi trường gây nên. Giới y học đã chứng minh: ô nhiễm môi trường là nhân tố quan trọng gây nên bệnh ung thư. Sự phát sinh quái thai có liên quan mật thiết với ô nhiễ môi trường.
Ô nhiễm môi trường cũng là thay đổ đột biến thông tin di truyền của tế bào cơ thể con người. Những điều đó ảnh hưởng đến quá trình mang thai, dẫn đến không chữa hoặc chết sớm.
Sự đột biến của tế bào cơ thể đó là những mầm móng sinh ra bệnh ung thư. Vậy thì, vì lẽ gì mà ô mhiễm môi trường lại có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đó.
Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều vật bị ô nhiễm. Nó qua miệng, qua mũi, qua da vào cơ thể con người và đi vào hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn huyết dịch. Có cái sẽ sinh phản ứng cơ thể, có cái do tính chất rất ổn định, hễ bám vào người thì khó mà thải ra và tích luỹ ở trong cơ thể.
Tế bào ung thư qua kính hiển vi
Những chất ô nhiễm đó mặc dù trong cơ thể có nồng độ cực thấp, nhưng do ngấm lâu ngày tích luỹ lâu thành lượng lớn, nồng độ cao sẽ gây ra độc tính khiến cho con người có sự phản ứng sinh lý khác thường.
Bà Julie Toredo, Phó giám đốc điều hành Hội kiểm soát ung thư quốc tế cho biết, các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi gồm thuốc lá, chế độ ăn không lành mạnh, thiếu vận động, sử dụng đồ uống có cồn. Bạn có thể chiến thắng ung thư bằng cách chăm sóc sức khỏe trọn đời: Đăng ký tiêm chủng, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vú, đại tràng, miệng…
Với trên 100 loại ung thư khác nhau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bệnh gây những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trên thế giới có hơn 14 triệu ca ung thư mới, 8,2 triệu người tử vong do ung thư. Quá nửa ca ung thư mới, tử vong xảy ra ở các vùng kém phát triển.
Phạm Huyền (t/h)