Sóc Sơn, Hà Nội: Nhức nhối ô nhiễm rác thải ở một làng quê
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 07:18, 21/03/2017
(Moitruong.net.vn) Rác thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp vứt vừa bãi trên đê, tràn xuống đường giao thông …là vấn đề “khó giải quyết” ở thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội.
Theo thống kê, hiện thôn Thu Thủy có 3 nghề chủ yếu là: nghề mây tre đan; nghề mộc, nghề giặt bao bì, riêng nghề mây tre đan đã hình thành 02 Hợp tác xã.
Bên cạnh những nghề trên đây thì ở Thu Thủy hiện nay cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều các hộ gia đình chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm như chăn nuôi gà vịt, trâu, bò, lợn. Ngoài ra, trong thôn cũng có những nghề phụ khác như làm đậu, nấu rượu, xay xát, sản xuất gạch, khai thác cát…
Sự phát triển của các nghề và hình thành làng nghề đã làm cho đời sống kinh tế – xã hội của bà con nơi đây có những sự thay đổi đáng kể. Song, bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì sự hình thành và phát triển của làng nghề cũng đã gây ra cho Thu Thủy những vấn nạn về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là về môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, ô nhiễm tiếng ồn,…
Ngoài ra, mật độ dân cư đông đúc do sự gia tăng dân số cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho môi trường sống của cư dân bị thu hẹp lại và mức độ xả thải tăng lên dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Nhận thức của người dân về môi trường sống không phải là hoàn toàn kém và không biết gì bởi 50% các hộ dân của làng đều cho rằng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của làng và cần phải có biện pháp giải quyết ngay. Tuy nhiên, nhận thức được như vậy song họ lại hoàn toàn bế tắc mà chưa tìm ra giải pháp thực sự có hiệu quả. Điều này cũng đã được chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp thôn thừa nhận.
Cống nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối
Theo khảo sát thực tế của Vietnamplus, dọc tuyến đường đê thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, rác thải công nghiệp với đủ loại như bao tải, vỏ lốp cao su, hộp nhựa nằm ngổn ngang hai bên đường. Rác chất thành từng đống lớn, lấn chiếm cả phần đường của người tham gia giao thông.
Tại đây, có ít nhất hai cơ sở giặt, nghiền bao tải và tái chế nhựa, đốt dây điện lấy lõi đồng liên tục nhả khói và xả nước màu trắng đục ra đường, trôi xuống sông. Thi thoảng, những cuộn khói đen lại ngùn ngụt bay lên trời, bốc mùi khét lẹt.
Tiếp tục đi dọc đường đê, hàng loạt đống rác phế thải như túi nilon, vỏ lốp cao su, vải vụn…đổ tràn lan hai bên đường thuộc địa phận thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu) đang bốc cháy, mùi hôi thối nồng nặc.
Trong số những đống rác bốc cháy ven đường tại thôn Xuân Lai, có đống rác nằm đối diện cổng Trường Trung học cơ sở Xuân Thu và cách Trạm y tế xã Xuân Thu chưa đầy 200m. Đống rác này bốc cháy tỏa ra thứ mùi cực kỳ đáng sợ.
Bãi rác thải, vỏ lốp xe ngổn ngang ven đường đê tại thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn. Ảnh VietnamPlus
Dưới kênh mương, rác thải dân sinh ngập ngụa, lấp kín cả cống mương rồi ứ đọng một chỗ, khiến nước mương đen ngòm như mực. Có đoạn, xác động vật (gà, chó) nằm lăn lóc, ruồi nhặng bâu kín, khiến ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn.
Tiếp tục đi dọc đường đê, chúng tôi ghi nhận được hàng loạt đống rác phế thải như túi nilon, vỏ lốp cao su, vải vụn…đổ tràn lan hai bên đường thuộc địa phận thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu) đang bốc cháy, mùi hôi thối nồng nặc.
Trong số những đống rác bốc cháy ven đường tại thôn Xuân Lai, có đống rác nằm đối diện cổng Trường Trung học cơ sở Xuân Thu và cách Trạm y tế xã Xuân Thu chưa đầy 200m. Đống rác này bốc cháy tỏa ra thứ mùi cực kỳ đáng sợ.
Dưới kênh mương, rác thải dân sinh ngập ngụa, lấp kín cả cống mương rồi ứ đọng một chỗ, khiến nước mương đen ngòm như mực. Có đoạn, xác động vật (gà, chó) nằm lăn lóc, ruồi nhặng bâu kín, khiến ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn.
Chính quyền “kêu” khó
Theo VietnamPlus, ông Nguyễn Hữu Tuấn – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Thu cho biết, toàn xã có 3 thôn (Thu Thủy, Yên Phú, Xuân Lai), nhưng đến nay mới chỉ có 2 thôn có tổ thu gom rác thải. Riêng thôn Xuân Lai, đa phần người dân vẫn theo thói quen vứt rác bừa bãi ra đường.
Điều đáng nói là, toàn xã Xuân Thu có hơn 2.500 hộ dân, thì thôn Xuân Lai chiếm hơn một nửa dân số-trên 1.500 hộ dân. Trong đó, hơn 1.000 hộ dân không chịu đóng phí hàng tháng (3-5 nghìn đồng/khẩu/tháng) để duy trì tổ thu gom rác. Thay vào đó, người dân tự ý vứt trực tiếp rác thải ra ven đường, kênh mương.
“Cái khó ở đây là mật khẩu dân số thôn Xuân Lai quá đông, lượng rác người dân thải ra mỗi tháng rất lớn, nhưng một số người dân vẫn chưa nhìn nhận được vấn đề ảnh hưởng đến môi trường nên không đóng góp kinh phí. Đó cũng là lý do khiến lượng rác người dân vứt ra môi trường rất khó xử lý.” ông Tuấn nói thêm.
Trước tình trạng ô nhiễm trên , Trưởng thôn Thu Thủy là ông Phan Quang chia sẻ với báo chí : “Những hộ giặt bao bì ở làng, không dùng một giọt hóa chất nào cả. Họ chỉ cho bao bì vào máy, xối nước và dùng máy quật mạnh rồi nó tự khắc trắng tinh…Mỗi ngày với công suất giặt của 12 hộ dân, và sức làm việc của hơn 20 cái máy không thể tính hết số nước bẩn thải trực tiếp ra sông lớn cỡ nào! Chỉ biết khi quan sát thấy đầm của làng đặc quánh chất thải và nước thải ra màu đen ngòm”.
Thiết nghĩ việc gây ô nhiễm của những những bãi rác lộ thiên và nước thải sản xuất ở xã Đông Xuân không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Chính quyền, ban ngành các cấp ở Xuân Thu cần phải vào cuộc mạnh mẽ. Cần có những chế tài thật cụ thể. Có như vậy mới có lời giải trong bài toán ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Minh Hằng