Kiên Giang quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 02:58, 17/03/2018
(Moitruong.net.vn) – Thoát nước và vệ sinh môi trường có vai trò lớn trong việc điều hoà nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, khí hậu khu vực, đóng vai trò lớn trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Do đó, hiện nay tỉnh Kiên Giang đang tiến hành quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh.
Hình ảnh người dân lấy nước ngọt để sử dụng
Các biện pháp quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh, được các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, tuyên truyền và thực hiện gồm:
Khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và đời sống là góp phần giảm ngập úng, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước mưa được hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật; việc tái sử dụng nước mưa cho các mục đích khác nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước phù hợp.
Việc quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý phải hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng an toàn, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường. Nước thải sau xử lý chủ yếu được sử dụng cho các mục đích tưới tiêu nông nghiệp; tưới cây, rửa đường, rửa xe; tái sử dụng trong công nghiệp; bố sung nước cho hồ chứa nước phục vụ cảnh quan giải trí; sử dụng tuần hoàn hoặc cho các mục đích khác. Chất lượng nước thải sau xử lý nhằm sử dụng lại phải đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sử dụng cho các mục đích tương ứng và tuân thủ theo các quy định hiện hành. Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực
Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung: Áp dụng đối với các khu hoặc cụm dân cư, khu đô thị mới, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học, khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình,… chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung.
Xử lý nước thải phi tập trung tại chỗ: Áp dụng đối với các hộ thoát nước riêng lẻ với tổng lượng nước thải dưới 50 m3/ngày.đêm, thiết bị/trạm xử lý nước thải được đặt ngay tại khuôn viên của hộ thoát nước. Xử lý nước thải phi tập trung theo cụm: Áp dụng đối với các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50 mVngày.đêm đến dưới 200 m3/ngày.đêm. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, trạm xử lý nước thải có thể được đặt tại khuôn viên của một hộ thoát nước hoặc ở một vị trí riêng biệt, thuận lợi để thu gom nước thải từ các hộ thoát nước. Xử lý nước thải phi tập trung theo khu vực: Áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm đến 1.000 mVngày.đêm, vị trí của trạm/nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải tính đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đối với quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước. Phải thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước do mình quản lý; Lập hồ sơ quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước. Nội dung cơ bản của hồ sơ bao gồm: Sơ đồ hệ thống thoát nước và vị trí các công trình đầu mối; Kế hoạch nạo vét, thu gom bùn thải; Lịch nạo vét, thu gom bùn thải theo định kỳ; Khối lượng bùn thải được nạo vét, thu gom, vận chuyển và xử lý trên từng tuyến cống, kênh mương và tại các công trình đầu mối theo các kỳ tương ứng;
Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại. Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải được thông hút định kỳ; Việc thông hút, vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Bùn thải bể tự hoại được thu gom, lưu giữ phải được vận chuyển đến khu xử lý tập trung đã được quy hoạch hoặc vị trí do cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thống thoát nước cũng như môi trường xung quanh; Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; khuyến khích xử lý bùn thải bể tự hoại tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung trên cơ sở khả năng tiếp nhận xử lý của nhà máy, các điều kiện về môi trường và chi phí xử lý hợp lý.
Trương Anh Sáng