7 vai trò của đất ngập nước đối với con người và thiên nhiên
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 05:13, 29/03/2018
(Moitruong.net.vn) – Trong lễ kỷ niệm Ngày Nước Thế giới diễn ra vào ngày 22/3/2018, Công ước Ramsar ra mắt một báo cáo thông báo một số thông số chính về đất ngập nước và nhấn mạnh 7 vai trò của đất ngập nước.
Ảnh minh họa
Theo Báo cáo cho biết, 64% đất ngập nước đã bị xuống cấp kể từ năm 1900 và sự xuống cấp vẫn tiếp tục ở mức báo động. Đây thực sự là mối quan tâm lớn bởi vì đất ngập nước rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống. Tuy nhiên, vai trò của đất ngập nước hiện vẫn đang bị đánh giá thấp vai trò cũng như hiện trạng suy thoái của nó điều này phần nào góp phần làm suy giảm và mất mát nhanh chóng hiện nay.
Vùng đất ngập nước chỉ chiếm 0.75% lượng nước ngọt thế giới nhưng lại trực tiếp cấp nước cho các hoạt động của con người. Ước tính có khoảng 2 tỉ người sẽ không được tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vào năm 2025.
Những vùng đất ngập nước có thể lọc các chất độc hại
80% lượng nước thải thải thẳng ra ngoài môi trường tự nhiên mà không được xử lý. Các loài thực vật, động vật sống trong vùng đất ngập nước có thể lọc những chất độc hại ra khỏi môi trường nước.
Đất ngập nước lưu trữ carbon
Chỉ riêng đất mùn ở vùng đất ngập nước lưu trữ 30% lượng carbon trong đất. Gấp đôi lượng carbon lưu trữ trong các khu rừng, việc này có thể giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu.
Đất ngập nước là vùng dự phòng giảm thiểu thiên tai
Những vùng đất ngập nước chính là những vùng đệm giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan. Chúng lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán.
Ảnh minh họa
Đất ngập nước là vùng đảm bảo đa dạng sinh học
Những vùng đất ngập nước là môi trường sống của hơn 100.000 loài sinh vật.
Đất ngập nước đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn
Những vùng đất ngập nước là môi trường quan trọng cung cấp thức ăn, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp như cá, trồng cây lương thực…
Đất ngập nước tạo nên các nguồn sinh kế
Những vùng đất ngập nước có khả năng mang lại sinh kế cho khoảng 61,8 triệu người đang trực tiếp mưu sinh từ các nguồn lợi thủy sản và dịch vụ về nước.
Công ước Ramsar về đất ngập nước là công ước liên chính phủ cung cấp khuôn khổ cho việc bảo tồn và sử dụng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên hợp lý. Công ước Ramsar được thông qua tại thành phố Ramsar của Iran vào năm 1971. Kể từ đó, 169 quốc gia, gần 90% thành viên của LHQ các quốc gia, đã ký kế và cam kết thực hiện Công ước này gồm cả Việt Nam.
Theo đó, các bên ký kết cam kết: Nỗ lực hướng tới sự sử dụng một cách khôn ngoan tất cả các vùng đất ngập nước; Chỉ định những vùng đất ngập nước được coi là có giá trị cao đối với đất nước và thế giới đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar Sites) và đảm bảo quản lý hiệu quả; Thực hiện Hợp tác quốc tế trên các vùng đất ngập nước xuyên biên giới, chia sẻ và bảo vê các hệ thống đầm lầy và các loài sinh vật sống trên khu vực.
Theo Dwrm