Giảm phát thải khí carbon là rào cản lớn trong đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 02:26, 09/05/2018
(Moitruong.net.vn) – Tại cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra mới đây, các nước đang phát triển bày tỏ sự thất vọng trước hành vi vẫn chưa thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm phát thải khí carbon của những nước công nghiệp.
Người đàn ông chỉ vào đất và nước chuyển sang màu đỏ sau khi bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm khép kín, giữa lúc mưa lớn tại một ngọn núi ở quận Ruyang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS / STRINGER
Cuộc thảo luận của các nhà đàm phán tới từ hơn 200 quốc gia một lần nữa được mở ra tại Đức, với mục tiêu làm mới các quy định về Hiệp ước khí hậu Paris. Tuy nhiên, các nước đang phát triển bày tỏ sự thất vọng trước những hành vi mà họ coi là “thiếu tính lãnh đạo” của các nước lớn. Theo ý kiến từ bên các quốc gia đang phát triển, các nước công nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm phát thải khí carbon.
Năm 2018 đánh dấu 1 giai đoạn quan trọng trong quá trình đàm phán về khí hậu toàn cầu. Tới cuối năm nay, chính phủ các nước sẽ có một cuộc gặp mặt tại Phần Lan để hoàn thành 1 bộ gồm các quy tắc được định ra theo Hiệp ước Paris tháng 12 năm 2015.
Các quy tắc sẽ xác định cách thức sao cho mỗi quốc gia sẽ phải báo cáo về lượng khí thải và các hành động đã thực hiện nhằm cắt giảm khí thải mỗi năm và quan trọng nhất là họ sẽ phát triển, bổ sung thêm các hành động này như thế nào trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, thỏa thuận giữa các nước tái rạn nứt trước lúc hoàn thành bởi những cuộc tranh luận về nhiều chi tiết quan trọng mang tính kỹ thuật.
Các nước phát triển muốn mọi quốc gia đều phải chịu 1 bộ quy tắc chung trong cách đo lượng khí thải carbon, cách báo cáo và xác minh. Có thể nói, đây là tính minh bạch trong đàm phán mà các nước phát triển muốn đạt được, song gặp khó khăn trước những ý kiến trái chiều từ các quốc gia với nền kinh tế mới nổi cho rằng luật cần có tính “linh hoạt” hơn.
Theo một số nhà quan sát, các nước phát triển tin rằng một số bên có mặt trong cuộc đàm phán đang cố kéo bộ luật trở về thời kỳ chỉ có các nước giàu mới phải thực hiện cam kết cắt giảm carbon còn các nước được tính là nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ thì được miễn nghĩa vụ.
Alden Meyer từ Liên minh các nhà khoa học quan tâm cho biết các nước châu Âu, Mỹ và những nước phát triển khác đang thể hiện mối lo ngại trước tiến độ chậm rãi trong đàm phán về tính minh bạch và những yếu tố khác trong Hiệp ước Paris, đặc biệt khi thấy một số nước đang phát triển đang có những nỗ lực tái giới thiệu về việc phân chia luật theo trạng thái khí hậu – 1 tranh luận tưởng như đã được giải quyết trong Hiệp ước này.
Để đáp lại, các nước đang phát triển lần lượt nhấn mạnh rằng mức độ nhiệt tình của các nước giàu trong việc hỗ trợ tài chính khí hậu 100 tỷ USD mỗi năm (dự định bắt đầu từ năm 2020) đang ngày càng đi xuống.
Thoriq Ibrahim, Bộ trưởng môi trường của Maldives là Chủ tịch Liên minh các tiểu quốc đảo – 1 trong những nhóm chính đại diện cho các nước nghèo hơn trong buổi đàm phán cho rằng các nước phát triển ăn mừng quá dễ dàng trước những nỗ lực khiêm tốn trong việc thực hiện cam kết mà họ đạt được trong những năm qua. Ông khẳng định rằng Liên Hiệp?Quốc sẽ không huy động được gần như đủ nguồn lực để có thể giải quyết vấn đề thời tiết cho đến khi các nước phát triển có thể thực hiện cam kết đúng với khả năng của họ.
Theo GD&TĐ