Trồng và bảo vệ rừng: Tiền đề để phát triển bền vững

Emagazines - Ngày đăng : 20:00, 22/03/2023

Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, tiến tới phát triển kinh tế rừng bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.
a2.jpg

Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Cùng với đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%.

Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở một số tỉnh được phát hiện chậm và chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng.

a5.jpg

Với những nỗ lực của Chính phủ và các địa phương trong cả nước về việc trồng cây gây rừng, diện tích rừng tuy có tăng, song về chất lượng rừng tự nhiên vẫn còn hạn chế. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.

Không chỉ ở địa bàn nông thôn, tại đô thị, môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn khi mà quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỉ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2-3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỉ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20-25 m2/người.

Còn Bộ TN&MT cho biết hiện nay tỉ lệ cây xanh ở đô thị chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể.

Nhiều khu đô thị mới đã và đang được xây dựng còn thiếu các không gian công cộng như quảng trường, vườn hoa, công viên... Diện tích cây xanh, mặt nước đã không được khai thác, sử dụng hợp lý làm cho chất lượng môi trường sống suy giảm.

Đơn cử như tại Hà Nội vốn là thành phố nhiều cây xanh nhưng giờ đây tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số tăng nhanh chóng đã khiến tỷ lệ cây xanh đạt quá thấp (chỉ khoảng 2 m2/người, theo quy hoạch đến năm 2030, tỉ lệ cây xanh của Thủ đô Hà Nội mới được nâng lên thành 10-12 m2/người)…

Từ những phân tích về vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường cũng như xa hơn là phát triển bền vững cho thấy trồng và bảo vệ rừng đang trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết.

Trong bối cảnh đó, Tết trồng cây - một truyền thống đẹp lại được "khởi động" bằng sáng kiến trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa bằng Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 đã đề ra mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020…

Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 2/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

a3.jpg

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hướng tới phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu đó, trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế nước ta sẽ đạt được ở mức cao hơn. Điều này cũng sẽ kéo theo một khối lượng lớn tài nguyên rừng được khai thác phục vụ công nghiệp chế biến, sản xuất và tiêu dùng. Do đó sẽ đặt ra những thách thức mới về các vấn đề trồng và bảo vệ rừng.

Chính vì vậy, thực hiện các dự án về trồng rừng, bảo vệ rừng, xây dựng vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học. Phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng rừng và bảo tồn các nguồn gen di truyền quý hiếm của rừng nước ta.

Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/4/2021 đã chỉ rõ, đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

a6.jpg

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỷ cây xanh (690 triệu cây phân tán ở đô thị và nông thôn, 310 triệu cây ở rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất…) chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.

Về mặt kinh tế, 690 triệu cây xanh trồng phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn, ngoài tác dụng cảnh quan, giải trí, các cây đa tác dụng còn cho sản phẩm là hoa, quả, thực phẩm dược liệu,... góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng thông qua các mô hình nông lâm ngư kết hợp cho người dân tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

Bên cạnh đó, với 180.000 ha rừng trồng tập trung trong đó có 150.000 ha rừng trồng sản xuất, ước tính tạo ra được khoảng 15 triệu m3 gỗ, củi phục vụ cho tiêu dùng và chế biến, ngoài ra với tổng diện tích 180.000 ha rừng tập trung được trồng mới, dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 9 triệu tấn CO2 tương đương, tương ứng với giá trị 4,5 triệu USD.

Về xã hội, việc thực hiện Đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia. Phát huy sức mạnh từ nguồn lực xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh.

a4.jpg

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước như lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý”. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng, trước hết rừng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái...

Hiện nay, mặc dù diện tích độ che phủ rừng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên lại ngày càng giảm. Ngoài các tác động của con người đến chất lượng rừng, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều và bất thường cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các tài nguyên rừng và phát triển ngành lâm nghiệp. Biến đổi khí hậu làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau cả về diện tích và phân bổ các kiểu rừng.

Những tác động của biến đổi khí hậu

Diện tích và phân bố các kiểu rừng


Tính đến ngày 31/12/2020, diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.677.215 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.279.185 ha, còn lại là diện tích rừng trồng; tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,01% tương đương với 13.919.557 ha rừng đủ tiêu chuẩn. Trong 25 năm (từ 1995 đến 2020), diện tích rừng cả nước tăng 4,19 triệu ha, độ che phủ tăng thêm 13,9%, cụ thể: Diện tích rừng từ 9,46 ha và độ che phủ 28,1% năm 1995, tăng lên 14,65 triệu ha năm 2020 và có thể đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42%. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia có tốc độ tăng diện tích rừng ổn định và nhanh nhất thế giới.

Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam, tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Với kịch bản nhiệt độ tăng 0,890C và lượng mưa tăng 2,5% thì diện tích của kiểu rừng hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới dự tính có thể bị giảm xuống nghiêm trọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, tổng diện tích ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha tương đương với độ che phủ 3,89% diện tích tự nhiên vào năm 2050.

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố đã chia vùng phân bố rừng Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu, có diện tích khoảng 84.321 ha chiếm 0,26% diện tích toàn quốc. Khu vực I là các vùng rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc, khu vực này được phân chia thành 3 tiểu khu nhỏ khác nhau; khu vực II là khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu khu nhỏ; khu vực III là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu bao gồm 3 tiểu khu nhỏ; khu vực IV được tính từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như khí hậu, thủy văn (dòng nước, độ mặn,…), địa hình, sản phẩm bồi tụ.

a7.jpg

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ thủy, hải văn, sóng biển và nước biển dâng sẽ có tác động đáng kể đến thu hẹp diện tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Thêm vào đó, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do một số loài cây rừng ngập mặn không kịp thích ứng với các thay đổi của điều kiện môi trường như độ ngập triều, độ mặn, nhiệt độ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đặc thù, rất nhạy cảm với những tác động của BĐKH. Bão với cường độ mạnh, tần suất tăng cũng hủy hoại rừng ngập mặn. Sự suy thoái và suy giảm diện tích của rừng ngập mặn làm: Gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển; giảm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái; giảm khả năng lưu giữ CO2 của rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng quá trình mặn hóa ở các vùng cửa sông và các vùng ven biển là nguy cơ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng tràm. Nước và đất nhiễm mặn quá giới hạn cho phép làm rừng tràm chết hoặc diện tích rừng tràm bị thu hẹp lại. Theo kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, khi mực nước biển dâng 1 m, dự tính khoảng 300 km² rừng ngập mặn của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tương được với diện tích khoảng 15,8% tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam.

Nguy cơ cháy rừng


Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Việt Nam tuy có tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy. Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng, trong đó, mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000 ha/năm.

Nhiệt độ tăng cao và hạn hán khắc nghiệt, kéo dài làm gia tăng nguy cơ cháy đối với tất cả các loại rừng. Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản,... Trong điều kiện BĐKH, khi nhiệt độ ngày càng gia tăng, các đợt hạn hán có xu hướng gia tăng cả về tần suất cũng như cường độ, do đó nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

Ở vùng Bắc Trung Bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng V, VI và VII.

Nguy cơ phát triển và lây lan sâu bệnh hại rừng

Có nhiều loài sâu, bệnh gây hại cho rừng; trong đó loài sâu róm thông xuất hiện phổ biến và gây hại nhiều nhất. Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen,… thường xảy ra, ăn trụi hàng nghìn ha rừng. Việt Nam cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng,… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng nghìn ha rừng và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, đất đai suy thoái,... tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh, côn trùng hại rừng sinh trưởng, phát triển và lây lan thành dịch bệnh rất nguy hiểm, tàn phá nhiều khu rừng rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, đặc biệt là rừng trồng. BĐKH tạo điều kiện cho sâu róm thông phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng so với năm 2000, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31%; sâu đục ngọn thông có khả năng phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; châu chấu tre luồng có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; bọ xít muỗi có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mối có khả năng phát dịch nhiều ở hầu hết các vùng.

Nhận diện được những tác động của BĐKH đến tài nguyên rừng để có giải pháp bảo vệ, bởi rừng có tác dụng quan trọng thích ứng, ứng phó với BĐKH. Trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Glasgow về rừng và sử dụng đất, 105 quốc gia chịu trách nhiệm về hơn 85% diện tích rừng trên thế giới đã đưa ra cam kết mang tính bước ngoặt để cùng nhau ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng và suy thoái đất vào năm 2030; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện quan trọng này. Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,50C đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua các hành động cụ thể. Nội dung chính của Tuyên bố gồm sáu lĩnh vực hành động: Bảo tồn và đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; thực hiện các chính sách thương mại, phát triển, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa bền vững không làm mất rừng và suy thoái đất; giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của rừng và đất, tăng cường khả năng phục hồi và nâng cao sinh kế thông qua trao quyền cho cộng đồng, củng cố hệ thống sở hữu đất, phát triển nông nghiệp bền vững, có lợi nhuận và công nhận tính đa giá trị của rừng; thực hiện và nếu cần thiết, điều chỉnh các chính sách và chương trình khuyến khích nông nghiệp bền vững, thúc đẩy an ninh lương thực và tránh gây hại cho môi trường; khẳng định lại các cam kết tài chính quốc tế, tăng đóng góp tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển nông nghiệp và quản lý rừng bền vững, bảo tồn và phục hồi rừng, hỗ trợ cho người dân và cộng đồng địa phương; tạo điều kiện thuận lợi liên kết thị trường vốn với thực hiện Thỏa thuận Paris và các mục tiêu quốc tế nhằm đảo ngược tình trạng mất và suy thoái rừng; có chính sách mạnh mẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và cải thiện rừng, sử dụng đất bền vững, đa dạng sinh học và hoàn thành các mục tiêu về khí hậu. Các quốc gia tham gia Tuyên bố sẽ cùng nỗ lực thực hiện sáu lĩnh vực hành động trên. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể lựa chọn lĩnh vực hành động phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.

a8.jpg

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14,6 triệu ha; Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,2 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13,9 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 42,01%.

Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/4/2021 đã chỉ rõ, đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỉ cây xanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

0465b615c07a7214a7a8cbff5f132edf-1.jpg

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỉ cây xanh (690 triệu cây phân tán ở đô thị và nông thôn, 310 triệu cây ở rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất…) chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.

Về mặt kinh tế, 690 triệu cây xanh trồng phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn, ngoài tác dụng cảnh quan, giải trí, các cây đa tác dụng còn cho sản phẩm là hoa, quả, thực phẩm dược liệu... góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng thông qua các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp cho người dân tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

Bên cạnh đó, với 180.000 ha rừng trồng tập trung trong đó có 150.000 ha rừng trồng sản xuất, ước tính tạo ra được khoảng 15 triệu m3 gỗ, củi phục vụ cho tiêu dùng và chế biến, ngoài ra với tổng diện tích 180.000 ha rừng tập trung được trồng mới, dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 9 triệu tấn CO2 tương đương, tương ứng với giá trị 4,5 triệu USD.

Về xã hội, việc thực hiện Đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia. Phát huy sức mạnh từ nguồn lực xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh.

Một nghiên cứu của GS.TS. Đặng Kim Vui, Đại học Thái Nguyên đã chỉ ra rằng, song song với chính sách giao đất giao rừng, chính sách phát triển rừng đã tạo chuyển biến về ý thức của người dân, từ tập quán phá rừng sang quản lý, bảo vệ và trồng rừng. Phong trào trồng cây gây rừng từ đồng bằng đã dịch chuyển lên vùng trung du, miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong nhân dân về lợi ích của rừng, thấy được hiệu quả trồng rừng và rừng trồng nên mong muốn được giao đất để trồng rừng nguyên liệu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là các địa phương cần hạn chế đến mức thấp nhất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thật sự; Bảo đảm đủ các điều kiện để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Thu Hà