4 dòng sông ở Hà Nội sẽ được cải tạo trong thời gian tới

17/02/2017 03:36
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

– Hiện nay, với tình trạng ô nhiễm không khí cũng như là ô nhiễm nguồn nước ngày một nặng nề đặc biệt với những con sông ở thủ đô Hà Nội một thời được gọi là thơ mộng nhưng cùng với nó là sự phát triển đi lên của xã hội đã làm cho những con sông nơi đây trở thành sông chết. Nhìn nhận từ thực trạng đó Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, thời gian tới cần tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch.

Phát biểu tại buổi làm việc giữa Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn và Hà Nội ngày 16/2, Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và thành phố. Ông phân tích tuy nông nghiệp phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn dưới tiềm năng. Các sản phẩm mới đáp ứng chưa tới 70% nhu cầu.

song-to-lic-a-1-ngoisao.vn

Những dòng sông chết này sẽ được làm sạch trở lại

Theo ông Hải, Hà Nội hiện có khoảng 3,7 triệu dân sống ở nông thôn, trong đó 27% làm và thu nhập từ nông nghiệp. Nông dân vẫn chưa giàu được. Bên cạnh đó giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm 20%. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu còn rất thấp. Việc tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ vẫn còn là nhiệm vụ, mục tiêu lớn của thành phố. Dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động nông nghiệp cần chuyển dịch. Trong đó, mảng thị trường dịch vụ nông nghiệp còn rất mở, điều này giúp nhà nông nâng cao giá trị gia tăng, năng suất. Điều đáng nói nữa là giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm thấp, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đạt được rất thấp.

“Nông nghiệp Hà Nội nếu không tính đến xuất khẩu là thất bại vì cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông sản các nước ngay trên địa bàn thành phố. Ví dụ như rau muống Thái Lan cạnh tranh với rau muống Thanh Trì, Phúc Thọ. Nếu không nâng chất lượng sản phẩm thì chúng ta có nguy cơ thua ngay trên sân nhà” – ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề môi trường của Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm không khí, môi trường nước còn nặng nề, ông Hải cho rằng, cần tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Ông Hoàng Trumg Hải đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì việc này, có chỉ đạo tập trung, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách, gây mất thời gian, lãng phí.

“Kinh nghiệm cho thấy nếu Bộ Nông nghiệp không nắm tổng thể các sông lớn, mà phân cho địa phương sẽ không hiệu quả”, ông Hải nói và đề nghị Bộ Nông nghiệp cần chủ trì, có chỉ đạo tập trung tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách, bộ lại phải làm lại, mất thời gian, lãng phí.

Trước đó, vào tháng 10/2016, UBND Hà Nội đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì). Hệ thống xử lý nước thải có tổng vốn đầu tư gần 16.300 tỷ đồng này được kỳ vọng làm “sống lại” các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.

Cần tập trung đầu tư xây dựng chuỗi liên kết các chợ đầu mối, siêu thị với nhau

Hai

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết thành phố đã đề xuất xây dựng chợ đầu mối 250 triệu USD. 

Trong buổi làm việc, Bí thư Hải cũng bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông, 60 chuỗi liên kết thực phẩm sạch được duy trì ở thủ đô hiện nay vẫn là chưa đủ, cần phát triển nhiều hơn nữa các chuỗi, liên kết với hệ thống chợ đầu mối, siêu thị mới kiểm soát được nguồn thực phẩm.

“Đề nghị Bộ Nông nghiệp quan tâm tạo điều kiện với đề xuất của Hà Nội xây dựng chợ đầu mối lớn, quy mô, hiện đại với giá trị đầu tư lên tới 250 triệu USD. Đây sẽ đột phá, một trong các điều kiện để kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, là căn cứ để ‘chiến đấu’, loại bỏ hơn 100 chợ cóc vẫn tồn tại”, ông Hải nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đồng tình với đề xuất này và khẳng định, khâu chế biến, lưu thông, thương mại, là đặc biệt quan trọng trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội triển khai xây dựng chợ đầu mối quy mô lớn này, hướng tới phục vụ chung cho toàn vùng.

Thùy Chi (T/H)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
4 dòng sông ở Hà Nội sẽ được cải tạo trong thời gian tới