Với khả năng phục hồi và các biện pháp giảm thiểu có quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, các nền kinh tế toàn cầu có thể giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và mất mát về con người.
Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, từ đêm 10/5, không khí lạnh tràn về khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát, kèm theo mưa lớn diện rộng và nguy cơ thời tiết cực đoan.
Trong bối cảnh thời tiết cực đoan với nắng nóng gay gắt và hanh khô kéo dài, nguy cơ cháy rừng tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim (huyện Tam Nông) đang ở mức báo động cao.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hanh và không có mưa nhiều ngày qua, Cục Lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại 70 khu vực ở khu vực Nam Bộ trong ngày 6/5.
Chiều 28/4, một vụ cháy rừng lớn bùng phát tại thành phố Daegu, Đông Nam Hàn Quốc, đã buộc chính quyền phải ra lệnh sơ tán khẩn cấp hơn 1.200 cư dân địa phương. Ngọn lửa lan nhanh do điều kiện thời tiết khô hạn kết hợp với gió mạnh, khiến lực lượng chức năng phải phong tỏa một phần tuyến cao tốc Gyeongbu nối các thành phố lớn.
37 khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm, các chủ rừng chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
Trước tình trạng phá rừng, cháy rừng có nguy cơ gia tăng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các đơn vị tăng cường trực 24/24, siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng, không để xảy ra vi phạm trong thời gian cao điểm khô hạn và sắp xếp đơn vị hành chính.
Trước nguy cơ cháy rừng ngày càng gia tăng trong mùa khô năm nay, thành phố Huế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và phòng chống cháy rừng. Trong đó, đặc biệt chú trọng giám sát nghiêm ngặt 5 khu vực được xác định là trọng điểm, với tổng diện tích gần 71.000 ha.
Bắc Bộ và Trung Bộ, nắng nóng gay gắt, độ ẩm giảm thấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và cháy rừng. Nam Bộ và Tây Nguyên tuy dịu hơn đôi chút nhưng vẫn duy trì trạng thái nắng mạnh, oi bức.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 21 đến 23/4, nắng nóng tiếp tục gia tăng tại nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Ngày 21/4, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nâng số lượng khu vực cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV) và cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) lên tới 132 khu vực
Miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất lên tới 38 độ C, độ ẩm thấp. Tuy nhiên, theo dự báo, tình trạng này sẽ giảm dần từ ngày 23/4 và có khả năng chấm dứt khi không khí lạnh yếu tràn về vào khoảng 24/4.
Dự báo trong 5 ngày, từ ngày 19-22/4, cả nước nắng nóng, không có mưa trên diện rộng, nhiều nơi nhiệt độ cao nhất trên 38 độ C. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng, cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Điều kiện khí tượng bất lợi; hậu quả từ siêu bão số 3 năm 2024 đã khiến nhiều cánh rừng miền Bắc gãy đổ nghiêm trọng, tạo ra nguồn vật liệu cháy khổng lồ...là những nguyên nhân gây ra cháy rừng liên tiếp ở miền Bắc trong thời gian gần đây.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 18 đến 22/4, các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục ghi nhận tình trạng nắng nóng trên diện rộng.
Thông tin cảnh báo từ Cục Lâm nghiệp và Môi trường cho thấy, có tới 127 vùng cảnh báo cháy rừng, trong đó 92 vùng thuộc cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm) và 35 vùng thuộc cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Trước nguy cơ cháy rừng tăng cao, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu siết chặt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, tạm dừng hoạt động du lịch trong rừng dịp lễ 30/4 và 1/5, bố trí lực lượng trực 24/24h tại các điểm nóng.
Lực lượng chức năng đã huy động gần 400 người xuyên đêm, phát quang lớp thực bì xung quanh ngọn núi, tạo đường băng để ngăn cháy rừng lan rộng tại phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.