Sáng 29/3, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ".
TP Hải Dương đang nỗ lực đẩy mạnh chương trình phân loại rác tại nguồn, hướng tới xây dựng thói quen bền vững trong cộng đồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và quản lý rác thải hiệu quả hơn.
Mặt đê Ngọc Tảo trên địa bàn huyện Phúc Thọ nứt, lún đoạn dài khoảng 100m, trong khi đê bờ tả sông Hồng thuộc địa phận huyện Mê Linh bị sạt lở khoảng 300m từ phạm vi cửa ra trạm bơm Văn Khê về phía hạ lưu. Dự kiến chi phí đầu tư cả hai công trình này là 47 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Thành phố. Thời gian thi hoàn thành dự án trong năm 2025.
Mưa, lũ trong thời gian vừa qua đã làm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Trà Khúc, đoạn qua thôn An Thọ, xã Tịnh Sơn, đe dọa trực tiếp đến an toàn của nhiều hộ dân.
Lũ lụt đã ảnh hưởng đến hơn 640.000 hộ gia đình ở miền Nam Thái Lan trong khi tại quốc gia láng giềng Malaysia, lũ lụt đã ảnh hưởng đến gần 139.000 người ở 9 bang. Ít nhất 19 người đã thiệt mạng vì trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ này.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Nam Sách là địa phương đi đầu và thực hiện có hiệu quả mô hình phân loại tại nguồn có ủ rác hữu cơ tập trung theo Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Ngay khi phát hiện vết nứt dài 50m, sâu hơn 1m chạy dọc theo sân vườn của nhiều gia đình, Quảng Nam đã di dời khẩn cấp hơn chục hộ dân để đảm bảo an toàn.
Tổng kinh phí để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là trên 312,7 tỉ đồng, Yên Bái đề nghị các địa phương rà soát, hoàn thành phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, phải đảm bảo mục tiêu 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở đều có nhà mới trước Tết Nguyên đán.
Đó là một trong nhiều mục tiêu mà Cà Mau đặt ra tại kế hoạch về việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Sáng 13/11, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn, ngầm tràn tại thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa) bị ngập, khiến 200 hộ dân bị cô lập.
Hàng chục hộ dân ở xã Hòa Bắc (TP Đà Nẵng) yêu cầu Ban Quản lý đập dâng Nam Mỹ đền bù vì không kịp thời vận hành, điều tiết nước khiến nhiều nhà bị nước nhấn chìm, hư hại tài sản.
Sau khi phát hiện 1 vết nứt ở trên núi phía sau bản Tân Ly (Lệ Thủy, Quảng Bình) rộng khoảng 5-20cm, cá biệt có nơi rộng gần 1m, nguy cơ sạt lở rất cao, lực lượng chức năng đã nhanh chóng sơ tán 13 hộ dân đến nơi an toàn.
Mưa to liên tục, lũ trên sông Kiến Giang vượt báo động ba hơn một mét. Hàng chục nghìn nhà dân ở Lệ Thủy (Quảng Bình) nước lũ dâng cao gần chạm nóc nhà cấp 4, chỉ còn cách đỉnh lũ lịch sử năm 2020 khoảng hơn 50cm.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (bão Trà Mi), một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn. Đến chiều 27/10, mực nước tại các sông đang lên gây ngập sâu khiến 300 hộ dân bị cô lập.
Bão số 6 (Trà Mi) khiến nhiều vùng ven biển ở Thừa Thiên Huế mưa to, gió giật cấp 8, cấp 9. Tại huyện miền núi A Lưới, nhiều hộ dân bị lũ chia cắt, đang bị kẹt trong rừng.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 6, dự kiến sẽ kéo theo mưa lớn trên diện rộng, tỉnh Quảng Ngãi đã lên phương án để di dời, sơ tán hơn 1000 hộ dân tại 67 điểm có nguy cơ cao bị sạt lở đồi, núi.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương có gần 30 xã, thị trấn với hơn 1.400 hộ dân sống trong vùng bị sạt lở và nguy cơ xảy ra sạt lở cao, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi.
Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương của tỉnh Quảng Bình, lực lượng chức năng tỉnh này đã khẩn trương di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn, đồng thời tập trung khắc phục thiệt hại...
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) đã nhanh chóng di dời 4 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm sau khi một quả đồi ở xã Ea Trang bất ngờ bị sạt lở.