Hóa thạch xương của 3 con khủng long thuộc một loài mới sống cách đây 110 triệu năm tại tỉnh miền Nam Neuquen, Argentina vừa được đại học quốc gia La Matanza của Argentina cho biết nhóm các nhà cổ sinh vật học nước này và Tây Ban Nha vừa phát hiện.
>>>Giá xăng giảm mạnh 1.138 đồng hôm nay 6/11 từ 15giờ
>>>UBND TP Hà Nội: Tại chợ, siêu thị cần giảm ít nhất 50% người sử dụng bao bì khó phân hủy
Loài khủng long trên được đặt tên khoa học là “Lavocatisaurus agrioensis”, thuộc nhóm chân thằn lằn Sauropoda, ăn cỏ, 4 chân, có cổ và đuôi dài.
Các phân tích hóa thạch cho thấy đây là một loài khủng long chân thằn lằn chưa từng được biết tới, được đặt tên là Lavocatisaurus agrioensis. Chúng là loài ăn cỏ, có thân hình to lớn, đầu nhỏ và di chuyển bằng 4 chi. Phát hiện là bằng chứng cho thấy các loài khủng long ăn cỏ có thể thích nghi trong môi trường khô cằn với ít thức ăn và nước uống.
Khủng long chân thằn lằn (Sauropod) là những sinh vật trên cạn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng xuất hiện vào cuối kỷ Tam Điệp và phân bố ở hầu khắp các lục địa. Một số loài tiêu biểu có thể kể đến như Argentinosaurus nặng tới 120 tấn và loài Supersaurus có thể đạt chiều dài 33 – 34 mét khi trưởng thành.
Hàn Minh (T/h)