Hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Trần Thái Học|19/04/2019 11:25
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ở nước ngoài, trẻ được dạy kỹ năng tự bảo vệ mình ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bị xâm phạm thân thể, đánh đập, các em nghĩ ngay đến việc gọi cảnh sát, (thông qua số điện thoại tổng đài) hoặc nhờ hàng xóm giúp đỡ. Chính vì lẽ đó mà giảm thiểu được nạn bạo lực, bạo hành tình dục trẻ em.

– Làm thế nào để trẻ nhận biết, tự bảo vệ mình khi kẻ xấu có ý định xâm hại? Các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ một vài kỹ năng, kiến thức giới tính để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước một số tình huống.

 >>>Viet Nam Startup Wheel 2019: Nâng tầm quy mô và đổi mới

>>>Hà Nội: Vì đâu học sinh Thanh Xuân Bắc bị đau bụng, tiêu chảy?

Ở Việt Nam, quyền lợi trẻ em được quy định tại Luật trẻ em số 102/2016/QH13 của Quốc hội. Năm 1989, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc được ban hành; Là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Tuy nhiên, hầu như trẻ em Việt Nam chưa được bảo vệ một cách đúng đắn.

Rất nhiều vụ bạo hành, xâm hại tình dục kinh hoàng đã xảy ra trong những năm gần đây, mà người xâm hại lại chính là giáo viên hoặc ba mẹ. Những vụ việc nhỏ thường bị rơi vào quên lãng vì tâm lý “con tôi đẻ, tôi có quyền đánh”, hoặc “dạy học thì phải đánh trẻ mới nghe lời”. Vì vậy người lớn vô tư hành hạ trẻ em như là cách được “hợp thức hóa” ngầm. Chính quyền địa phương ít can thiệp sâu, đa phần xử lý theo kiểu hòa giải. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em địa phương chưa có những việc làm mạnh mẽ, quyết liệt, không lên tiếng kịp thời cho quyền lợi của trẻ. Chỉ khi nào sự việc nghiêm trọng, báo chí lên tiếng thì mọi hành vi tội lỗi mới được phơi bày.

Cần giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con trẻ từ sớm

Nước xa không cứu được lửa gần. Thay vì cứ đợi đến khi có chuyện mới hô hào chống bạo hành, chống xâm hại tình dục, ra sức ngăn chặn theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” thì đã quá muộn. Cần phải dạy trẻ những kỹ năng ứng phó, tự cứu lấy mình. Các trường học nên có những tiết ngoại khóa (kể cả mầm non) dạy trẻ đối phó với nạn bạo hành, xâm hại tình dục bằng nhiều cách.

Ví dụ, nên dạy cho trẻ biết nếu gặp nạn, nên giữ thái độ bình tĩnh, không được hoảng sợ và gọi đến số 113 hoặc liên lạc với công an địa phương, bỏ chạy, tự vệ, truy hô… để được hỗ trợ kịp thời. Các bậc phụ huynh cần nhắc nhở các con hạn chế tiếp xúc thân mật với người lạ; báo ngay cho cha mẹ, người thân quen khi bị xâm hại, đánh đập, chứ không nên giấu giếm…

Biết rằng đây chỉ là biện pháp “chữa cháy” ít khả thi vì không phải gia đình nào cũng có điện thoại cho trẻ dùng lúc nguy cấp, hoặc trẻ chưa đủ tuổi để hiểu biết nhiều việc. Tuy nhiên, nếu giáo dục trẻ ngay từ lúc nhỏ, sau này trẻ sẽ thay đổi tư duy: xử trí tình huống linh hoạt để thoát nạn, thay vì im lặng chịu đựng. Nếu không làm tốt điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của con trẻ khi sự việc đã xảy ra.

Trần Thái Học


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.