Nghiên cứu thành công xét nghiệm mới về bệnh dại

Theo Dantri|24/05/2018 02:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) mới đây đã công bố một nghiên cứu mới mang tính đột phá về bệnh dại. Xét nghiệm mới này cho phép xác định nhanh, nhạy và đặc hiệu con vật cắn có bị dại hay không.

Ảnh minh họa

Xét nghiệm LN34 sử dụng kỹ thuật phân tử PCR (Polymerase Chain Reaction), như các xét nghiệm về bệnh cúm, lao, HIV… Đây là kỹ thuật trùng phân then chốt trong di truyền học phân tử cho phép nhân lên và phân tích một đoạn ngắn axit nhân AND hay ARN. Trước đây, việc khuếch đại này được thực hiện nhờ những vi khuẩn và phải mất hàng tuần, nhưng với kỹ thuật PCR thực hiện trong ống nghiệm chỉ mất một vài giờ.

LN34 có thể tiến hành dễ dàng trên mẫu xét nghiệm là mô tươi, đông lạnh, phân hủy hoặc đã được cố định trong các khối parafin để khử hoạt tính virus, sử dụng trang thiết bị của các phòng xét nghiệm thông dụng và cho kết quả ngay. Do đó, xét nghiệm LN34 mới này có thể giúp nhanh chóng xác đình con vật đã cắn ai đó dại hay không để quyết định tiêm ngừa.

Trong nghiên cứu đa quốc gia gần đây, 14 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đã đánh giá gần 3.000 mẫu não động vật từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á, trong đó hơn 1.000 mẫu được biết là bị nhiễm virus dại của hơn 60 loài động vật có vú bị bệnh dại (gồm các loài: chó, gấu trúc, cáo, chồn và dơi).

LN34 đã xác định dương tính chính xác tất cả các mẫu dương tính với DFA, và cho kết quả chính xác cho 80 mẫu DFA không kết luận hoặc không thể kiểm chứng.

Nghiên cứu này là nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay để xác nhận việc sử dụng loại xét nghiệm này (một RT-PCR thời gian thực) để chẩn đoán bệnh dại ở động vật.

Theo Dantri


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu thành công xét nghiệm mới về bệnh dại