Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí kinh phí, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch UBND của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.
Theo Bộ Nội vụ, bộ bản đồ mới của cả nước và từng địa phương sau đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sẽ được thông qua vào tháng 6, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Thông qua quá trình lấy ý kiến nhân dân, Hà Nội đã ghi nhận mức đồng thuận cao đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và lựa chọn tên gọi mới, với đa số tên giữ gìn được dấu ấn lịch sử, văn hóa, tạo sự đồng thuận và gắn kết cộng đồng.
TP Hà Nội đang đẩy mạnh các bước chuẩn bị sắp xếp về cơ sở vật chất, cũng như con người. Ưu tiên đảm bảo việc vận hành phục vụ người dân không bị gián đoạn.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
Thông báo từ Bộ Nội vụ cho biết, Bộ sẽ làm việc trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 đến 4/5 để thẩm định, xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, xã để kịp thời trình Chính phủ trước ngày 6/5/2025.
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ban hành văn bản hoả tốc nghiên cứu, đề xuất và triển khai lấy ý kiến người dân về đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập. Theo đó tên gọi các xã, phường sau hợp nhất ở Vĩnh Phúc sẽ được đặt lại tên theo hướng gắn với yếu tố lịch sử, văn hóa của địa phương.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh là 51 đơn vị, gồm: 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu thuộc tỉnh gồm (Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái).
UBND TP. Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở 526 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Theo phương án, từ 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại sẽ chỉ còn 126 đơn vị, gồm 73 xã và 53 phường, giảm 76%.
Với 547 xã, phường, Thanh Hóa là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất cả nước. Theo đề án vừa được thông qua, sau sắp xếp, Thanh Hóa sẽ còn 166 xã, phường (giảm 381 xã, phường tương ứng 69,65%).
Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng sẽ tạo thành một cực tăng trưởng mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Việc lấy ý kiến sẽ được tổ chức theo từng bước từ cơ sở, đảm bảo dân chủ, khách quan, hoàn tất trước ngày 1/5/2025 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên yêu cầu TP phối hợp Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy nhanh đề án sáp nhập đơn vị hành chính, hoàn thành trước 15/9.
Bộ Nội vụ đề xuất tên đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập được đặt theo tên của một trong các đơn vị trước sắp xếp phù hợp định hướng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Tại Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII đã thống nhất cao về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Dưới đây là danh sách dự kiến tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính sau sát nhập.
Chiều 12/4, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bế mạc sau 3 ngày làm việc, hoàn thành toàn bộ, nội dung chương trình đề ra.