Tạo môi trường sạch để Việt Nam cất cánh!

(Theo HNM)|01/04/2016 08:42
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Ngày 1-4, QH đã thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển KTXH. Vấn đề tạo môi trường sống an toàn trước nguy cơ thực phẩm bẩn và môi trường cạnh tranh, hấp dẫn trong đầu tư được nhiều ĐB đề cập. Nói như ĐB Lê Như Tiến (Đoàn Quảng Trị) đó là phải tạo môi trường sạch để Việt Nam cất cánh!

(Moitruong.net.vn) – Ngày 1-4, QH đã thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển KTXH. Vấn đề tạo môi trường sống an toàn trước nguy cơ thực phẩm bẩn và môi trường cạnh tranh, hấp dẫn trong đầu tư được nhiều ĐB đề cập. Nói như ĐB Lê Như Tiến (Đoàn Quảng Trị) đó là phải tạo môi trường sạch để Việt Nam cất cánh!

quochoiẢnh minh họa

Cần “đất lành” để phát triển

Theo ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn Quảng Trị), chúng ta tha thiết mời gọi các nhà đầu tư để phát triển KTXH nhưng những chủ trương chính sách, tốt đẹp, thông thoáng lại bị khâu thực hiện là những rào cản, barie làm vô hiệu hóa. Ông nêu ví dụ, nhiều nơi làm khó cho các nhà đầu tư như cắt điện, cắt nước, dựng rào, chắn cổng. Một số người thi hành công vụ đã vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn, đòi tiền lót tay, bôi trơn làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng… Ông cho biết, những điều này trong phiên thảo luận KTXH trước đó, các ĐBQH cũng đã nêu.

Trong khi đó, tại khu vực đô thị để xảy ra cảnh một nữ du khách nước ngoài nước mắt lưng tròng vì bị giật mất túi xách – trong đó có tiền, hộ chiếu và các giấy tờ khác. Đáng chú ý, mặc dù lực lượng công an đã rất nỗ lực nhưng chưa chặn được hành vi táo tợn, cướp giữa ban ngày. Không chỉ có vậy, khách du lịch thăm một số danh lam bị chèo kéo, chặt chém, bắt buộc, cưỡng bức làm cho du khách một đi không trở lại bởi cách hành xử chụp giật của một số nhà hàng, khách sạn. ĐB Lê Như Tiến phân tích. Do vậy, ông kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa tiêu chí an ninh, trật tự an toàn xã hội vào đánh giá sự phát triển bền vững của mỗi địa phương.

Đồng tình và đánh giá cao báo cáo về thực hiện KTXH nhiệm kỳ 2011-2015, nhất là kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định KT vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu, song theo ĐB Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.Hồ Chí Minh) kiến nghị Chính phủ nhiệm kỳ khóa mới cần giải quyết một số nhiệm vụ. Trong đó, cần có chính sách, cơ chế tạo môi trường cho DN phát triển. Theo ĐB, nếu như năm 2010 chỉ có 40.000 DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động thì đến năm 2015 đã có 71.391 DN phải ngừng hoạt động, dù số lượng DN đăng ký mới nhiều.

Vì vậy, ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh: “Chính phủ đưa ra các giải pháp phải đặt trong hai bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt”. ĐB phân tích nền kinh tế trong nước hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, còn biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Do vậy ông đề xuất, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững tiếp tục là ưu tiên trong điều hành bộ máy. Cùng với đó là thực hiện biện pháp tăng năng suất lao động, như đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại bằng cách Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ để DN tiếp cạn nguồn vốn vay này.

Mặt khác, theo các ĐB, Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập với quốc tế ngày càng sâu rộng; cùng với đó là các hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết và đang dần hiện thực hóa. Tuy nhiên, nhiều DN của chúng ta đang “bơi” trong một biển các hiệp định, chưa xác định đâu là điểm xuất phát, đâu là điểm đến. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ, tuyên truyền của Chính phủ, cũng cần tạo lập môi trường hội nhập để các DN không bị “chìm” trước “biển” hội nhập mênh mông.

ĐB bức xúc về thực phẩm bẩn

Vấn đề thực vệ sinh an toàn thực phẩm được nhiều ĐB đề cập tại hội trường. Theo ĐB Lê Thị Nga (Đoàn Thái Nguyên), thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã rất báo động, gây hậu quả trước mắt cũng như lâu dài. Theo đó, bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia… có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn.

“Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy” – ĐB Lê Thị Nga nhấn mạnh. Do vậy, ĐB cho rằng, nếu không ngăn chặn được vấn nạn thực phẩm bẩn thì không thể đảm bảo quyền tiếp cận thực phẩm sạch của người dân (một quyền phái sinh từ quyền sống, quyền được bảo vệ sức khỏe con người theo Hiến pháp), không có một nền nông nghiệp sạch và chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà trước các sản phẩm sạch ngoại nhập.

Cùng chung quan điểm, ĐB Lê Như Tiến phản ánh, cử tri hết sức lo lắng về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi người, hàng ngày thay vì hấp thụ dinh dưỡng thì lại bổ sung độc tố cho chính cơ thể mình. Ở một số đô thị môi trường an ninh trật tự, an toàn xã hội là mối lo thường nhật của người dân.

Cùng quan điểm này, ĐB Trần Ngọc Vinh (Đoàn Hải Phòng) cho rằng, người sản xuất sản phẩm vì mục đích kiếm lợi như tiêm thuốc an thần, sử dụng chất bảo quản, ngâm hóa chất, bơm nước vào lợn, nội tạng hôi thối, thực trạng vấn nạn sản phẩm không an toàn là nguyên nhân khiến cho người ung thư của nước ta tăng cao, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình.

Bàn về giải pháp, ĐB Lê Thị Nga kiến nghị 3 giải pháp. Cụ thể, ĐB đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm ngay tại kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV. Trước mắt, cần yêu cầu CP tổ chức thực hiện đúng 10 nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 34/2009. Thứ hai, đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một phiên họp chuyên đề trong tháng tới để đánh giá chính xác thực trạng, mức độ mất an toàn thực phẩm hiện nay và có giải pháp chặn đứng tình hình.

Thứ ba để chuẩn bị áp dụng Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 317 Bộ luật hình sự mới với mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng, phạt tù cao nhất là 20 năm, đề nghị Chính phủ sớm rà soát, bổ sung, quy định rõ ràng, minh bạch hơn về danh mục chất cấm, quy chuẩn ngưỡng cho phép tồn dư hóa chất, kháng sinh, phương thức giám định xác định tỉ lệ tổn hại sức khỏe do thực phẩm bẩn gây nên để vừa xử lý nghiêm minh nhưng cũng tránh oan sai và hình sự hóa các vi phạm hành chính. ĐB Trần Ngọc Vinh thì đề nghị Chính phủ có giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn thực phẩm bẩn. ĐB Lê Như Tiến cũng đề xuất đánh giá về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của địa phương.

(Theo HNM)

   

(0) Bình luận
Video
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo môi trường sạch để Việt Nam cất cánh!