Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 9), vùng biển phía tây của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Bộ GTVT vừa có công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị hàng hải, đường thủy thực hiện ngay các phương án ứng phó với bão Man-yi (bão số 9) trên Biển Đông.
Bão Man-yi đã đi vào khu vực Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024. Với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của thời tiết nguy hiểm.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Toraji mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ngay sau bão Yinxing, áp thấp mới ngay lập tức hình thành, có khả năng đi qua khu vực Bắc Luzon, Philippines và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 ở Biển Đông.
Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản (JMA) nhận định, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 13, giật cấp 16 và có nhiều khả năng sẽ đi vào biển Đông khoảng ngày 8/11.
Khoảng 5 tấn dầu đã tràn ra vùng biển Singapore trong quá trình tiếp nhiên liệu cho tàu chở hàng Ines Corrado treo cờ Bahamas. Việc tiếp dầu đã bị tạm dừng sau khi phát hiện sự cố.
Dù chưa đổ bộ vào đất liền Philippines nhưng bão Trà Mi đã khiến 92 khu vực bị ngập lụt khắp toàn quốc, 17.000 trường học phải tạm đóng cửa, 382.020 người thuộc 77.910 hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Trước diễn biến khó lường của cơn bão Trami, Bình Thuận và Nghệ An đã yêu cầu các đơn vị chủ động phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Dự báo từ sáng 21 - 23/10, Quảng Trị tiếp tục mưa lớn, các đơn vị được yêu cầu sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm trên biển, ngập lụt, sạt lở trên đất liền.
Ngày và đêm 20-21/10, khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3- 5m. Các tỉnh, thành phố ven biển được yêu cầu theo dõi chặt chẽ để chủ động kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Mới đây, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi một số đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển về chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.
Ngày và đêm 30/9, rãnh áp thấp kết nối với bão Krathon khiến vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và giông mạnh, biển động dữ dội, sóng cao 4 - 6m.
Ngày 20/9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) và các đơn vị, nhà thầu dầu khí tổ chức Hội nghị tuyên truyền bảo đảm an ninh, an toàn các công trình dầu khí trên biển năm 2024 và Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho ngư dân.
Dù chưa đổ bộ đất liền nhưng hoàn lưu ảnh hưởng rộng lớn của bão số 4 đã khiến nhiều địa phương phải hứng chịu lượng mưa lớn cùng với gió giật mạnh làm cây cối gãy đổ, giao thông chia cắt.
Rạng sáng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4. Vị trí tâm bão chỉ có cách đất liền hơn 170km, sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trước tình hình trên, nhiều tỉnh miền Trung đã cho học sinh nghỉ học tránh bão.
Bão số 4 đang áp sát đất liền, Quảng Trị đã sẵn sàng phương án sơ tán hàng chục nghìn hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm biển báo hiệu những vị trí nguy hiểm, chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trong mọi tình huống.
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện khẩn nhằm ứng phó với mưa bão.