Việt Nam là 1 trong 19 quốc gia trên thế giới không tiêu thụ đủ i-ốt

Yến Anh|11/06/2018 10:06
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Chiều ngày 11/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tập huấn “Vai trò của báo chí trong truyền thông phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng” với sự tham dự của hơn 60 nhà báo, phóng viên cùng với đại diện của tổ chức UNICEF.

Bà Karen Codling trình bày về những tác hại của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ cũng nhau thảo luận về các vấn đề như: Tổng quan về thiếu hụt dinh dưỡng; Xu hướng toàn cầu về bổ sung vi chất vào thực phẩm – kinh nghiệm quốc tế; Thực trạng thiếu hụt i-ốt hiện nay; Hiện trạng thực thi Nghị định 09/2016/NĐ-CP và những vướng mắc, rào cản trong việc thực thi Nghị định; Vai trò của báo chí trong truyền thông phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng…

Trong phần trình bày Tổng quan về thiếu hụt vi chất dinh dưỡng tại hội thảo, bà Karen Codling –  Điều phối viên Khu vực Mạng lưới I-ốt Toàn cầu (IGN) cho biết, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được chứng minh là có tác động tích cực rõ rệt ở cả cấp cá thể và quốc gia. Một ví dụ nổi tiếng nhất chính là Chương trình Phổ cập Bổ sung I-ốt vào Muối – chương trình đã thành công trong việc tăng tỉ lệ tiếp cận với muối i-ốt từ 20% hộ trong năm 1990 lên đến 70% hộ đến thời điểm hiện tại, từ đó đã giúp giảm mạnh tỉ lệ bướu cổ và các ca mắc bệnh đần độn.

Theo các số liệu được trình bày tại hội thảo cho thấy, hiện nay, Việt Nam là 1 trong 19 quốc gia trên thế giới không tiêu thụ đủ i-ốt. Bên cạnh đó, nhóm trẻ từ 0 – 5 tuổi thiếu máu là 29% và thiếu kẽm là 82%; nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thiếu máu là 29% và thiếu kẽm là 65%; nhóm phụ nữ mang thai thiếu máu là 36% và thiếu kẽm là 90%. Ngoài ra, tỉ lệ trẻ thiếu viatamin A từ 0 – 5 tuổi là 14%.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng bởi vì nó dựa vào sự đối tác mạnh mẽ giữa chính phủ và ngành thực phẩm. Để thành công, thông thường, một chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm cần đảm bảo các yếu tố: Tiêu chuẩn thực phẩm áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất và nhập khẩu; Kiểm soát chất lượng nội bộ của các cơ sở sản xuất thực phẩm; Đánh giá định kỳ của chính phủ đối với hoạt động sản xuất; Tiếp thị để truyền thông lợi ích của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho sức khỏe; Cam kết lâu dài của chính phủ và tư nhân.

Yến Anh


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam là 1 trong 19 quốc gia trên thế giới không tiêu thụ đủ i-ốt