2 thập niên qua, Đảo Greenland mất một lượng băng lớn

Hoài Anh (T/h)|25/01/2019 13:08
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Greenland, hòn đảo lớn thứ hai thế giới, đang trải qua một giai đoạn chưa từng có tiền lệ với việc nơi đây mất một lượng băng lớn trong vòng hai thập niên qua, là kết quả một nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences.

>>>Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác năm 2018 và triển khai công tác nhiệm vụ năm 2019

>>>Bé gái có thể nhiễm phóng xạ nặng ở Nhật Bản

Ảnh minh họa

Nghiên cứu trên ghi nhận sự gia tăng liên tục và lớn nhất lượng băng bị tan chảy từ đầu năm 2003 đến giữa năm 2013 xảy ra tại Tây Nam Greenland, một khu vực mà giới khoa học chưa quan tâm cho đến nay.

Dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các vệ tinh Gravity Recovery và Climate Experiment (Grace) từ năm 2003 đến 2013, nghiên cứu cho thấy sự gia tăng lượng băng bị tan chảy từ khối băng ở Greenland đã tăng gấp 4 lần.

Nghiên cứu cho rằng sự ấm lên liên tục của không khí sẽ dẫn đến việc Tây Nam Greenland trở thành một nhân tố lớn khiến mực nước biển dâng lên.
Greenland đã trải qua giai đoạn tan băng “chưa từng có” trong vòng 2 thập kỷ qua. Các hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy, khối lượng băng bị mất khỏi dải băng của Greenland trong giai đoạn 2003-2013 tăng gấp 4 lần. Hậu quả của băng tan là làm mực nước biển dâng cao. “Ngày càng nhiều, khối lượng băng lớn sẽ tan ra, như những dòng sông chảy ra biển”, Giáo sư Bevis cho biết. Tháng trước, một nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo sự tan chảy của Greenland là chưa từng có trong 350 năm qua.

Hoài Anh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
2 thập niên qua, Đảo Greenland mất một lượng băng lớn
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.