Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học được công bố mới đây cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây tan chảy nhiều diện tích lớn của mảng băng tại Nam Cực.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học mới tập trung nghiên cứu mảng băng ở phía Tây của Nam Cực và nhận thấy hiện tượng tan chảy nhanh do trái đất nóng lên.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới nhất được công bố vào ngày 12/12 của các nhà khoa học cũng cho thấy mảng băng ở phía Đông của Nam Cực cũng đang phải chịu chung cảnh tan chảy.
Những mảng băng lớn ở Nam Cực đang tan chảy nhanh do trái đất nóng lên
Các nhà khoa học Hà Lan, Bỉ và Đức đã phát hiện ra rằng miệng hố trên thềm băng Vua Baudoin ở Đông Nam Cực không phải là dấu vết va chạm với thiên thạch như các nghiên cứu trước kia chỉ ra. Và nguyên nhân là do hiện tượng băng trên bề mặt bị xói mòn bởi gió mạnh mang hơi nóng, khiến cho ánh nắng Mặt Trời bị hấp thụ thẳng vào sâu trong thềm băng thay vì bị phản xạ ngược vào không trung.

Băng tan chảy còn phá hoại hệ sinh thái khu vực và đe dọa đời sống sinh vật ở đới lạnh: loài gấu Bắc cực là một loài điển hình, nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc kiếm ăn của loài gấu này gặp rất nhiều khó khăn. Gấu Bắc cực có tập quán săn bắt, sinh và nuôi con trên mặt băng hoặc trên đất liền. Chúng phải di chuyển hàng trăm km qua lại giữa các tảng băng “ sự thay đổi khí hậu đang tách dần loài gấu Bắc cực ra khỏi những tảng băng, buộc chúng phải bơi đi xa hơn để kiếm thức ăn và nơi cư trú.
Tương tự như Gấu Bắc cực, chim cánh cụt ở Nam cực cũng chịu chung số phận khi mà diện tích băng ngày càng giảm đồng nghĩa với việc bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn.