Mực nước triều cường trong các ngày 16 đến 18/11 tại Bình Dương có khả năng cao hơn mức báo động III từ 0,11 - 0,16m, cảnh báo nguy cơ ngập úng vùng ven sông khi triều cường kết hợp mưa.
Từ nay đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 5 đợt triều cường. Các đợt triều cường dồn dập sẽ làm chậm quá trình thoát lũ và tăng nguy cơ ngập úng tại các khu vực trũng thấp.
Dự báo trong tháng 11, mực nước thủy triều tại vùng ĐBSCL sẽ vượt các mức báo động 1, 2, 3 trong nhiều ngày. Cần Thơ đang gấp rút gia cố hệ thống đê, bờ bao, kè; vận hành hợp lý các công trình thủy lợi đề phòng ngập úng nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại.
Do ảnh hưởng kỳ triều cường tháng mười Âm lịch, đỉnh triều cường ở Cần Thơ tiếp tục dâng cao và dự báo vượt mức báo động 3 vào chiều tối nay (4/11), cảnh báo ngập lụt tại nhiều khu vực trũng, thấp.
Các ngành, địa phương của tỉnh Bến Tre được yêu cầu rà soát, cập nhật các kế hoạch, phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra, trọng tâm là chủ động ứng phó với hạn mặn và tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến phức tạp.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, dự báo mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai sẽ lên nhanh trong vài ngày tới, TP HCM đối mặt nguy cơ ngập lụt trên diện rộng.
Do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng lớn, khu vực ven biển các tỉnh Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao.
Dự báo từ ngày 24/12 đến ngày 26/12/2022, khu vực ven biển Nam Bộ xuất hiện đợt triều cường cao, mực nước lớn nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,25-4,35m.
Dự báo từ hôm nay 8/11 đến ngày 11/11, mực nước tại trạm Vũng Tàu duy trì ở mức cao, dao động 4,20-4,35m. Độ cao sóng tại khu vực ven biển Bình Thuận - Cà Mau từ 2-3m, có lúc trên 3m, biển động.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thủy triều cao nhất diễn ra vào các ngày 13-15/07. Ngoài ra, do tiếp tục ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, độ cao sóng tại vùng biển này dao động trong khoảng 2,0- 3,0m, biển động.