Môi trường - Tài nguyên

Cảnh báo: Triều cường đạt đỉnh ở TP HCM và Đông Nam Bộ trong 2-3 ngày tới

Thanh Thanh 31/03/2025 20:00

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hiện nay, triều cường ở vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đang lên nhanh trong 2-3 ngày tới, sau xuống nhanh.

Theo đó, đỉnh triều cao nhất trong đợt này xuất hiện từ hôm nay 31/3 đến 1/4 (nhằm ngày 3 và 4-3 âm lịch), cụ thể:

Tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể đạt mức 1,53-1,58 m (từ báo động 2 đến báo động 3), thời gian xuất hiện từ 4-6 giờ và 18-20 giờ; trạm Thủ Dầu Một sẽ đạt mức 1,55-1,65 m (xấp xỉ hoặc trên báo động 3 khoảng 0,05 m); trạm Biên Hòa đạt mức 1,7-1,75 m (dưới báo động 1).

Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai được xác định ở cấp độ 2.

capture(5).png
Ảnh minh họa

Người dân cần lưu ý, đề phòng khả năng triều cường gây ra ngập úng ở những vùng trũng thấp và ven sông, ảnh hưởng tới giao thông và các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực TP HCM.

Hiện nay, TP HCM còn 6 tuyến đường trục chính ngập do triều gồm: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (quận 7); Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè) và Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh).

Còn tại Đông Nam Bộ, triều cường vùng ven biển các tỉnh từ Vũng Tàu đến Cà Mau đang lên ở mức cao. Theo đó, độ cao nước lớn từ 4,1 - 4,2 m với thời gian xuất hiện khoảng từ 0 – 4 giờ và 13 – 19 giờ hàng ngày.

Cơ quan dự báo cũng cảnh báo các khu vực trũng, thấp ở ven biển, ven sông, vùng ngoài đê bao phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng trong khoảng thời gian chiều tối và đêm.

Bài liên quan
  • Đông Nam Bộ đối mặt với đợt triều cường mới
    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 29/3 đến 3/4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ sẽ xuất hiện đợt triều cường với mực nước tại trạm Vũng Tàu có khả năng đạt từ 4,05 đến 4,15m. Người dân cần đề phòng nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và khu vực ngoài đê bao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cảnh báo: Triều cường đạt đỉnh ở TP HCM và Đông Nam Bộ trong 2-3 ngày tới
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.