– Xuân chưa đến nhưng hương Xuân đã đến. Cái hương ấy không nồng mà cũng không nhạt, đủ để người ta cảm nhận được mà nâng niu, mà trải lòng. Cái hương ấy đến với quê trước phố, đến chung với tất bật lo toan như để chia ngọt sẻ bùi cùng người quê quanh năm dầm sương dãi nắng.
>>> Tổng hợp lời chúc Tết Kỷ Hợi 2019 hay nhất dành cho sếp, bạn bè và đồng nghiệp
>>> Dự báo thời tiết ngày 5/2/2019: Miền Bắc có mưa xuân, trưa chiều trời nắng
Ảnh minh họa.
Rộn ràng từ hôm hăm ba tháng Chạp, hôm đưa ông Táo về trời. Không biết có phải vì “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” hay không nhưng đứa trẻ nào cũng thích vào bếp. Chẳng để chi cả, chỉ để hít hà cái hương vị thơm đến nao lòng mà ngày thường ở quê chẳng dễ dàng gì mà có được. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, tuỳ vào điều kiện mà người ta làm cỗ tiễn đưa ông Táo theo sở thích mình. Đĩa bánh mứt hay hoa quả cũng được, miễn là lòng thành nhưng món không thể thiếu là chậu cá chép. Nhà khá hơn thì bày cỗ hẳn hoi bởi nem, chả, thịt thà bây giờ đâu có thiếu. Khác xưa là thứ gì cũng phải lo trước, từ chai rượu nút lá chuối cho tới con vịt, con gà…
Sau ngày đó thì công việc dành cho Tết càng rộn ràng hơn. Đầu tiên là làm các loại bánh mứt mà để lâu được như cốm, cơm rượu, thịt cá sấy khô…Cốm ở đây còn gọi là nổ, là hạt nếp hay hạt ngô được rang chín trong ống kín bằng kim loại. Vì áp suất trong ống rang quá lớn nên hạt nếp hay hạt ngô đó không thể bung nở ra được trừ khi người rang mở chốt chặn giải thoát chúng cùng với tiếng nổ khá nhức óc đinh tai. Áo lên chúng thêm lớp đường mỏng rồi đóng thành khối, xếp vào thùng kín, ăn dần. Đây là món mà quê nghèo tôi rất yêu thích bởi nhà nào cũng làm được, nguyên liệu lại có sẵn mà để được khá lâu.ộn ràng từ hôm hăm ba tháng Chạp, hôm đưa ông Táo về trời. Không biết có phải vì “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” hay không nhưng đứa trẻ nào cũng thích vào bếp. Chẳng để chi cả, chỉ để hít hà cái hương vị thơm đến nao lòng mà ngày thường ở quê chẳng dễ dàng gì mà có được. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, tuỳ vào điều kiện mà người ta làm cỗ tiễn đưa ông Táo theo sở thích mình. Đĩa bánh mứt hay hoa quả cũng được, miễn là lòng thành nhưng món không thể thiếu là chậu cá chép. Nhà khá hơn thì bày cỗ hẳn hoi bởi nem, chả, thịt thà bây giờ đâu có thiếu. Khác xưa là thứ gì cũng phải lo trước, từ chai rượu nút lá chuối cho tới con vịt, con gà…
Còn cơm rượu thì làm cũng dễ. Lựa nếp thơm, dẻo hạt nấu vừa chín tới, để nguội, trải ra nia đã lót lá chuối rồi rắc men lên. Khi cơm đã lên men thì vò viên rồi xếp vào lọ thuỷ tinh, đậy kín, ba ngày sau là dùng được.
Bận rộn nhất và cũng nhớ nhất là ngày ba mươi Tết. Hầu như nhà nào cũng vậy, chẳng ai được ngồi không bao giờ nếu còn làm được việc nọ, việc kia. Bánh mứt tuy đã làm xong từ vài hôm trước nhưng việc gói bánh chưng bánh tét thì đa phần là tập trung vào ngày này. Phải chăng cái không gian thơ mộng, ngồi bên nhau bên bếp lửa hồng nghe tiếng tim thỏ thẻ, tiếng tờ lịch cuối cùng rơi…mà quên đi gian lao vất vả cả một năm ròng với áo cơm nơi đất khách quê người. Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất mà hầu như ai ai cũng chờ đón, hướng lên bầu trời cao xanh thăm thẳm, bàn hương án tổ tiên để cầu mong, để nhớ về…
Xa quê mà lòng vẫn quê. Mong được san sẻ với ai còn tha phương xa xứ bởi bánh xe cơm áo thì mãi lăn tròn mà mỗi cây thì mỗi hoa còn mỗi nhà thì mỗi cảnh nhưng mộng ước đoàn viên, mà đoàn viên trong dịp Tết thì hạnh phúc nào bằng. Cảm ơn đất nước đã cho chúng ta những năm tháng thanh bình và những mùa xuân trọn vẹn.
Lý Thị Minh Châu