Có thể bị phạt từ 400 nghìn đến 4 triệu đồng nếu không đổi biển xe cũ sang biển số định danh

Lan Hạ|08/08/2023 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không thực hiện sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị xử phạt. Cụ thể, với xe máy, cá nhân có thể bị phạt từ 400.000-600.000 đồng, tổ chức bị phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng. Với xe ô tô, cá nhân có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng, tổ chức bị phạt từ 4-8 triệu đồng.

7-bsx.jpg
Ảnh minh họa

Theo Thông tư 24/2023 của Bộ Công an về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, từ 15/8, cơ quan công an sẽ cấp và quản lý biển số xe theo mã định danh của chủ xe. Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh là biển số được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe với các ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định.

Biển số xe định danh được cấp sẽ theo tổ chức, cá nhân suốt đời nhằm hỗ trợ cho việc quản lý, truy xuất thông tin của phương tiện và thông tin của chủ xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

Theo quy định mới, biển số xe sẽ được quản lý như sau:

- Chủ xe là công dân Việt Nam: Biển số xe được quản lý theo số định danh cá nhân.

- Chủ xe là cá nhân nước ngoài: Biển số xe được quản lý theo số định danh của người nước ngoài do hệ thống định danh xác lập hoặc số thẻ thường trú, số thẻ tạm trú hoặc số chứng minh thư khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Chủ xe là tổ chức: Biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh xác lập (nếu chưa có mã định danh điện tử thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập).

Khoản 1 Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA mặc định các xe đăng ký biển 05 số trước danh của chủ xe.

Do đó, nếu chủ xe không muốn dùng biển số hiện tại làm biển số xe định danh thì có thể làm thủ tục thu hồi (nếu thuộc diện thu hồi) trước ngày 15/8/2023 để cơ quan quản lý chuyển vào kho số và cấp số đó cho người khác.

Không đăng ký biển số xe định danh thì có bị phạt không?

Đối với xe đã đăng ký biển 5 số trước ngày 15/8/2023:

- Nếu chưa làm thủ tục thu hồi thì số biển số đó được xác định là biển số định danh của chủ xe.

- Nếu đã làm thủ tục thu hồi trước ngày 15/8/2023 thì số biển số đó được chuyển vào kho biển số để cấp biển số theo quy định.

Đối với xe đã đăng ký biển 3 hoặc 4 số:

- Xe vẫn được phép tham gia giao thông trừ khi chủ xe có nhu cầu cấp sang biển số định danh.

- Cấp đổi sang biển số định danh nếu chủ xe thực hiện thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, cấp đổi biển số xe, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, cấp lại biển số xe hoặc đăng ký sang tên, di chuyển xe theo quy định của Thông tư 24/2023/TT-BCA.

Nhìn chung, quy định này nhằm tạo ra sự chuẩn mực và quản lý chặt chẽ về biển số xe, giúp cải thiện an toàn giao thông và định danh phương tiện giao thông một cách hiệu quả. Biển số định danh được áp dụng để xác định từng phương tiện cụ thể và giúp hạn chế việc sử dụng biển số giả hoặc vi phạm giao thông trong cộng đồng.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về mức phạt cụ thể về biến số xe định danh.

Tuy nhiên, khi đã chuyển quyền sở hữu, việc sang tên xe đảm bảo rằng thông tin về chủ sở hữu mới đã được cập nhật đúng mực trong hồ sơ đăng ký xe. Việc này giúp xác định rõ người chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng xe, đồng thời tránh việc sử dụng xe không chính chủ. Cả chủ cũ và chủ mới đều phải nghiêm túc thực hiện thủ tục sang tên xe theo đúng quy định của pháp luật. Việc này bao gồm việc điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu đăng ký xe, cung cấp các giấy tờ cần thiết, và nộp lệ phí sang tên xe nếu có.

Nếu vi phạm quy định về việc sang tên xe, người sở hữu xe có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật về lỗi xe không chính chủ. Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, khi có việc mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe, tổ chức hoặc cá nhân phải đến cơ quan đăng ký xe để thực hiện thủ tục cấp đăng ký và biển số trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe.

Nếu không thực hiện sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, với xe máy, cá nhân có thể bị phạt từ 400.000-600.000 đồng, tổ chức bị phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng. Với xe ô tô, cá nhân có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng, tổ chức bị phạt từ 4-8 triệu đồng.

Trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân thì sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Có thể bị phạt từ 400 nghìn đến 4 triệu đồng nếu không đổi biển xe cũ sang biển số định danh