Cứu Trái đất bằng nhà gỗ

Bằng Lăng (T/h)|16/01/2019 04:34
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Xu hướng chung sử dụng gỗ trong các công trình xây dựng đang được hoan nghênh.“Cân bằng về năng lượng” có thể hiểu là các công trình phải sử dụng năng lượng hiệu quả và tạo ra năng lượng tại chỗ đủ để cân bằng với nhu cầu năng lượng tiêu thụ hằng năm.

>>>Nghệ An: Hai con voọc xám bị thợ săn sát hại

>>>Bản tin truyền hình Môi trường và Cuộc sống số 19

Chỉ riêng sản xuất xi măng đang tạo ra 6% lượng khí thải carbon của thế giới. Thép, có tới phân nửa sản lượng sản xuất ra được dùng trong các tòa nhà, lại chiếm thêm 8% lượng khí thải ra. Nếu xét đến cả số năng lượng dùng để chiếu sáng, sưởi ấm và làm lạnh các ngôi nhà và văn phòng, thì các tòa nhà trên thế giới lại trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng về môi trường khi ngốn một nguồn năng lượng khổng lồ.

Từ ngày 1/1/2019 tất cả các tòa nhà mới thuộc khu vực công tại Liên minh châu Âu phải được xây theo các tiêu chuẩn “năng lượng gần như zero”. Tất cả các loại tòa nhà khác sẽ nối gót vào tháng 1/2021. Chính phủ tại 8 quốc gia khác đang được vận động hành lang để đưa ra các chính sách tương tự.

Năng lượng cần để sản xuất một tấm gỗ laminate chỉ bằng 1/6 năng lượng cần để sản xuất một tấm thép có sức bền tương đương. Để giúp các tòa nhà cũ tiết kiệm năng lượng hơn, gỗ là một chất cách nhiệt rất tốt. Một khung cửa sổ bằng gỗ mềm cách nhiệt gấp gần 400 lần một cửa sổ bằng thép có cùng độ dày và gấp hơn 1.000 lần một cửa sổ nhôm.

Bằng Lăng (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cứu Trái đất bằng nhà gỗ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.