Sau bão số 4, trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, sụt lún tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cản trở giao thông. Đến nay, các điểm sạt lở vẫn chưa được xử lý, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao cho người dân lưu thông qua đây.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 12 điểm sạt lở mới cần được quan tâm, khắc phục để đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Tính từ đầu năm, tỉnh đã mất khoảng 4 ha đất sản xuất do sạt lở.
Bão số 3, nhất là cơn mưa lớn sau bão vừa qua đã khiến nhiều khu vực ven đồi, núi trên địa bàn TP. Hải Phòng bị sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Các điểm sạt lở đe dọa đến sự an toàn của các công trình và tài sản, tính mạng của người dân trong mùa mưa lũ. Hiện thành phố đang tập trung nhiều giải pháp nhằm cảnh báo và thực hiện các phương án chống sạt lở.
Nhằm phục vụ công tác thiết kế công trình xử lý 12 điểm sạt lở, trong thời gian từ ngày 20/8 đến 30/8, các phương tiện ô tô qua đèo Bảo Lộc sẽ bị hạn chế.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn mới ban hành quyết định số 1313/QĐ-UBND, công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với khu vực sạt lở tại Tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn.
Vừa qua, UBND tỉnh Trà Vinh đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn trên tuyến đường ven sông Hậu thuộc xã Ninh Thới, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
Kiên Giang ghi nhận 21 điểm sạt lở bờ biển chiều dài 122km tập trung ở 5 huyện, trong đó đã đầu tư kè khép kín được hơn 68km, còn hơn 52km cần đầu tư sửa chữa.
Do mưa lớn, tuyến Quốc lộ 32, đoạn qua địa phận xã Khau Phạ (tỉnh Yên Bái) xuất hiện 15 điểm sạt lở đất đá, gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến tài sản của người dân.
Hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 64 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 6.300m, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thị xã Cai Lậy, ước tính kinh phí để đầu tư xử lý hơn 200 tỷ đồng.
Sau những nỗ lực của cơ quan chức năng, đoạn sụt lún nghiêm trọng tại Quốc lộ 16 đoạn qua địa bàn xã Châu Kim (huyện Quế Phong) đã được khắc phục, tạm thời cho lưu thông xe máy và ô tô dưới 7 chỗ.
Thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của hàng nghìn hộ dân.
UBND tỉnh Bến Tre vừa ban bố tình huống khẩn cấp và đưa ra các biện pháp để khắc phục hậu quả về tình trạng sạt lở. Trong đó, ghi nhận 121 điểm sạt lở nghiêm trọng, cần phải xử lý cấp bách trên địa bàn tỉnh.
Quốc lộ 27C còn được gọi là đường biển và hoa là tuyến đường nối Đà Lạt - Nha Trang xuất hiện nhiều điểm sạt lở, mặt đường nứt vỡ nghiêm trọng, có đoạn bị hàm ếch, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Điểm sạt lở đất nằm trên tuyến sông Sài Gòn đoạn qua quận 12. Khu vực sạt dài 40 mét, sâu vào bờ hơn 20 mét, vị trí sạt lở không nằm trong danh sách các vị trí nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm mà UBND TPHCM đã công bố.
Theo thống kê 32 vị trí sạt lở, TP Thủ Đức có 8 vị trí, huyện Nhà Bè và Cần Giờ có cùng số vị trí sạt lở là 7; tiếp đến là quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh cùng có 4 điểm, huyện Hóc Môn và Củ Chi có 1 điểm.
Chiều ngày 6/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trong ngày đã xảy ra 4 vụ sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng giao thông nông thôn.
Người dân sống quanh đoạn cuối dự án kè chống sạt lở bờ biển thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) vô cùng lo lắng trước tình trạng sạt lở tại đây.
Sau gần 1 năm xảy ra vụ sạt lở trên tuyến đường ngay trung tâm TP Quy Nhơn làm 3 người bị thương, UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chi hơn 65 tỉ đồng để khắc phục sạt lở.