Đức: Phát hiện loài ấu trùng có thể gom rác thải nhựa

Ngọc Linh (t/h)|20/05/2020 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Một loại ấu trùng thuộc Bộ Cánh lông có khả năng dọn dẹp hệ sinh thái thủy sinh, đem lại một giải pháp xử lý rác trong tương lai.

Các loại côn trùng thường xây kén cùng những tinh thể cát li ti. Gần đây, nhóm nghiên cứu sinh học tại Đức phát hiện một vài trường hợp đắp kén bằng hạt vi nhựa, miếng nhựa nhỏ hoặc các sợi nhựa có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Cụ thể, các nhà khoa học đã thu thập toàn bộ môi trường sống xung quanh như nước suối, lá cây và cả mảnh gỗ mà ấu trùng đang bám vào. Sau đó, họ đặt chúng trên một hỗn hợp gồm cát và 2 loại vi nhựa siêu nhỏ, trong đó có cả hạt nhựa PVC mịn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận định bộ vỏ kén bằng hạt vi nhựa có cấu trúc kém ổn định hơn bộ kén làm từ cát. Ngoài ra, bộ vỏ bọc bằng nhựa có màu sắc sặc sỡ, không có tính ngụy trang, làm tăng khả năng ấu trùng bị ăn thịt bởi chuồn chuồn và các loài cá khác.

Hình ảnh kén ấu trùng làm hoàn toàn từ cát (hàng trên) và kén ấu trùng được xây từ cát và các hạt vi nhựa (hàng dưới)

Các loài côn trùng họ L.basale giúp ích trong việc dọn dẹp hệ sinh thái thuỷ sinh như ăn các vụn gỗ, tảo biển. Loài này còn là thức ăn cho dơi, ếch… “Ảnh hưởng của Bộ Cánh lông có thể tác động lên cả hệ sinh thái”, Matt Simon viết trên tạp chí Wired.

Các nhà nghiên cứu nhận định bộ vỏ kén bằng hạt vi nhựa có cấu trúc kém ổn định hơn bộ kén làm từ cát. Ngoài ra, bộ vỏ bọc bằng nhựa có màu sắc sặc sỡ, không có tính ngụy trang, làm tăng khả năng ấu trùng bị ăn thịt bởi chuồn chuồn và các loài cá khác.

Nghiên cứu viên Ehlers tỏ ra quan tâm về sự ảnh hưởng của các hạt vi nhựa lên các loài côn trùng sống trên cạn, chẳng hạn như mối. Ehlers cũng muốn tìm hiểu liệu nhựa có thể giải phóng độc tố hoặc gây ảnh hưởng đến các ấu trùng sống xung quanh hay không.

Men hay vi khuẩn có thể hiệu quả hơn côn trùng trong việc phân hủy nhựa ở quy mô lớn, nhưng côn trùng cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, ethylene glycol rất độc hại đối với nhiều loài bao gồm con người, do đó thả côn trùng ở bãi rác không phải giải pháp tốt.

Nhóm nghiên cứu cần tiến hành thêm vài bước trước khi dùng kén ấu trùng để xử lý hàng núi rác thải nhựa ở các bãi rác mỗi năm.

Trung bình mỗi năm có hàng tỷ tỷ chiếc túi ni lông được sử dụng. Polyethylene chiếm khoảng 92% trong tất cả túi nhựa được sản xuất. Một tổ chức sinh vật có thể phân hủy hợp chất này mà không chịu ảnh hưởng mang đến tiềm năng cách mạng hóa ngành xử lý rác. Hiện tại, hàng tỷ kg nhựa đổ xuống đại dương, tích tụ chất độc trong những động vật hoang dã vô tình ăn phải rác.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đức: Phát hiện loài ấu trùng có thể gom rác thải nhựa