Thêm gần 2000 tài xế Vinasun xin nghỉ việc do cạnh tranh với Grab, Uber

H.Thu (t/h)|24/10/2017 07:53
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Báo cáo tài chính quý 3/2017 vừa được Công ty cổ phần Ánh Dương (Vinasun) công bố cho thấy kết quả kinh doanh tiếp tục ảm đạm, đáng chú lý là có gần 2000 tài xế xin nghỉ việc . Đây là hệ quả của doanh nghiệp đang trong ‘cuộc chiến’ với Grab và Uber.

Từ đầu năm đến nay, số lượng nhân viên Vinasun thôi việc gần 10.000 người

Từ đầu năm đến nay, tổng số nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển sang hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại (không được xem là người lao động trực tiếp của Vinasun) xấp xỉ 10.000 người.

Doanh thu thuần trong quý 3/2017 của Vinasun chỉ còn 547,3 tỉ đồng, giảm mạnh gần 54% so với cùng kỳ năm trước. Tương tứng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 46,9 tỉ đồng, chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Tính lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2017, Vinasun đạt gần 2.451 tỉ đồng doanh thu, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2016 và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 39%, chỉ còn 148,2 tỉ đồng so với con số 242,5 tỉ đồng của cùng kỳ năm 2016.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất được Vinasun công bố hồi tháng 7 cho thấy, doanh thu thuần quý II năm 2017 đạt 810 tỷ đồng và ghi nhận mức thấp nhất từ năm 2014 đến nay.

Tổng giá trị tài sản của Vinasun hiện tại là 2.914 tỷ đồng, giảm 269 tỷ so với thời điểm đầu năm do công ty tập trung thanh lý phương tiện vận tải xuống cấp với giá trị hơn 219 tỷ đồng.

Lý giải về kết quả kinh doanh lao dốc này, ban lãnh đạo Vinasun cho rằng nguyên nhân đến từ các yếu tố bất lợi như sức mua trong nước chưa phục hồi, sự cạnh tranh khốc liệt từ Grab và Uber tại thị trường TP Hồ Chí Minh, giá xăng dầu tăng mạnh, chi phí nhân viên tăng theo lương tối thiểu cùng hàng loạt khoản phát sinh khấu hao, lãi vay…

Năm nay là năm thứ ba liên tiếp Vinasun cắt giảm chỉ tiêu kinh doanh. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt đạt 4.256 tỷ đồng và 205 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 10,6% và 34% so với thực hiện năm trước. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở giá cước bình quân mỗi km vào khoảng 15.887 đồng.

Hiện tại, Vinasun đổi thay tiêu chí buôn bán theo hướng nhiều hình thức hoá hình thức cộng tác với tài xế (vừa khoán xe, vừa ăn chia theo tỷ lệ) và nghiên cứu thị phần, cân nhắc lợi ích để lớn mạnh nhà cung cấp gọi xe ôm trực tuyến để tăng sức khó khăn, giữ chân người mua.

H.Thu (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thêm gần 2000 tài xế Vinasun xin nghỉ việc do cạnh tranh với Grab, Uber