Dưới sự tham mưu của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua Nghị quyết về xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Với quyết tâm xử lý ô nhiễm triệt để, sau nhiều nỗ lực thực hiện những biện pháp quyết liệt trong nhiều năm qua, đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 5/77 cơ sở trong danh sách gây ô nhiễm môi trường.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding với số tiền 320 triệu đồng vì hành vi vi phạm về môi trường.
Theo tìm hiểu, có nhiều nhà hàng, khách sạn, tòa nhà văn phòng, khu kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP. Hà Nội không thực hiện nghiêm, thậm chí là không thực hiện các biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, gây suy giảm chất lượng nước và ô nhiễm môi trường.
Với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Thái và Công ty TNHH P&F Brothers Việt Nam bị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai xử phạt với tổng số tiền là 420 triệu đồng.
Do vi phạm bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Cơ khí mạ Thiên Đông và Công ty TNHH Samkwang Vina đã bị phạt mỗi doanh nghiệp 320 triệu đồng, đồng thời cả hai nhà máy này đều bị đình chỉ hoạt động trong thời gian từ 4 đến 5 tháng...
Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, việc xử lý nước thải tại các khu đô thị không chỉ là yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý mà còn là thước đo cho sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít dự án vẫn còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Dự án Khu đô thị Waterfront tại Đồng Nai (tên thương mại Izumi City Nam Long) là một ví dụ điển hình.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt số tiền 300 triệu đồng đối với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai 2 (nằm trên đường Đồng Khởi, TP Biên Hòa) do có vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Với hành vi "không có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh", Công ty TNHH Tiger Việt Nam bị xử phạt 320 triệu đồng.
Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam) đã đưa dự án đi vào hoạt động nhưng chưa được cấp Giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2025/BTNMT).
Nhằm tăng cường phòng ngừa các vi phạm về môi trường trong hoạt động xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn số 1941/UBND-NN giao Công an tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Ngày 6/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Dưới đây là tổng hợp điểm mới Nghị định 05 so với Nghị định 08 về bảo vệ môi trường.
Với việc hoạt động nhưng không có giấy phép môi trường và giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, một công ty chăn nuôi heo ở Đắk Nông đã bị xử phạt tổng cộng 355 triệu đồng.
Với 3 hành vi vi phạm về môi trường gồm: Không có giấy phép môi trường; không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường và xả nước thải có độ pH dưới quy chuẩn kỹ thuật, Công ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam bị xử phạt với tổng số tiền lên đến 485.000.000 đồng.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam với tổng số tiền là 390 triệu đồng.
Trong năm qua, Sơn La đã nỗ lực kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt góp phần đem lại kết quả tích cực, đảm bảo phát triển bền vững.