Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường

Nhóm PV|06/05/2024 15:13
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hà Nội tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Để thuận tiện cho quá trình thi công xây dựng cũng như tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư và nhà thầu thường tận dụng mặt bằng ngay tại công trường xây dựng để dựng lán trại cho công nhân ăn ở. Vì vậy, công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với các lán trại cần được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bởi nếu không được quản lý sát sao đây sẽ là nơi tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mầm mống lây lan dịch bệnh.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định rõ trong quá trình thi công xây dựng các công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt nhiều quy định bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường: xử lý bụi, xử lý nước thải thi công, sinh hoạt.... Tuy nhiên, trên thực tế, tại những dự án đầu tư xây dựng còn không ít những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý cũng như việc thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân cư.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế những ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã tìm hiểu, khảo sát, thu thập thông tin để thực hiện chuyên đề “Những ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến môi trường xung quanh”. Với mục đích đưa ra những đánh giá về tình hình thực tế đang diễn ra, đề xuất những giải pháp quản lý trong công tác bảo vệ môi trường đảm bảo đúng luật, góp phần phòng ngừa những ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.

Trong quá trình triển khai chuyên đề, phóng viên (PV) Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống - Moitruong.net.vn đã nhận được thông tin về việc dự án xây dựng  trong quá trình thi công đã dựng lều lán cho công nhân ăn ở nhưng nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường.

Được biết, ngày 3/1/2023 UBND Tp. Hà Nội có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án. Trong đó, chủ đầu tư dự án đã đưa ra các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải trong giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng như sau:

Nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công: Lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động tại công trường; ký hợp đòng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển và xử lý theo quy định với tần suất 2 tuần/1 lần.

Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn thi công xây dựng: Giám sát môi trường không khí xung quanh, vị trí giám sát tại 2 vị trí, tần suất giám sát 03 tháng/lần trong suốt thời gian thi công xây dựng dự án.

Đối với chương trình giám sát nước thải sinh hoạt, chủ đầu tư cam kết: Trong quá trình thi công, xây dựng dự án sử dụng nhà vệ sinh di động và định kỳ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.

Biện pháp bảo vệ môi trường được chủ đầu tư đưa ra là sử dụng nhà vệ sinh di động. Tuy nhiên thực tế tại công trường lại xây nhà vệ sinh cố định với bể ngầm bên dưới. Hơn nữa, dù trong quá trình xây dựng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân ăn ở nhưng chủ đầu tư lại không đưa vào chương trình giám sát môi trường để quan trắc định kỳ. Điều này có thể thấy chủ đầu tư đang thực hiện không đúng và đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Đêm 26/10/2023 xảy ra vụ cháy lán trại công nhân xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ nghệ Intercontinental tại KCN Quang Châu (Việt Yên). Công ty này đang thi công dự án mở rộng nhà máy cho Công ty TNHH Công nghệ chính xác Fuyu thuộc Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải ở KCN Quang Châu (Việt Yên).

Vụ cháy thiêu rụi toàn bộ 4 nhà tạm bằng khung sắt, lợp mái tôn để ở (diện tích 1,6 nghìn m2) cùng nhiều xe máy, tài sản khác. Nghiêm trọng hơn là làm một nam công nhân tử vong. Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định do chập điện.

Vụ cháy ở KCN Quang Châu, Bắc Giang như một hồi chuông cảnh tỉnh về công tác PCCC đối với các dự án dựng lán trại cho công nhân ăn ở không đảm bảo PCCC.

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta nói nhiều đến ảnh hưởng về tài sản, của cải, người dân nhưng chúng ta không nghĩ đến tác động môi trường xung quanh như thế nào. Môi trường không chỉ khu vực xảy ra vụ cháy mà môi trường khu vực lân cận 200m-300m hay đường kính 500m theo luồng gió tản ra sẽ bị ô nhiễm, nên môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bột bụi mịn đen trong làn khói cực độc vì kích thước nhỏ có thể đi vào sâu trong cơ thể qua đường hô hấp. Các loại khí độc làm con người thiếu oxy và thậm chí là nhiều người tử vong do ngạt chứ không chỉ do bị cháy. Nghĩa là khi xảy ra sự cố cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, chất lượng môi trường thay đổi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.