Hơn 71.000 ca đau mắt đỏ tại TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận cao nhất trong 10 năm qua

Từ Mẫn|07/09/2023 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Từ đầu năm đến nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 71.700 ca đau mắt đỏ. Đáng lưu ý, số ca mắc trong những ngày gần đây đang có xu hướng tăng cao.

Sau khi bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) bùng phát và lây lan ở Hà Nội, những ngày gần đây, tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trường hợp mắc căn bệnh này

Theo báo cáo nhanh của các bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số lượt khám vì viêm kết mạc tính từ ngày 1/1/2023 cho đến nay là 71.740 lượt. Số ca mắc trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm, trong đó khoảng 1/3 trường hợp là trẻ em ở tuổi đi học, số còn lại là người lớn.

dau-mat-do.jpg
Khoảng 1/3 trường hợp bị đau mắt đỏ là trẻ em ở tuổi đi học, số còn lại là người lớn.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2013 là năm mà số trường hợp đau mắt đỏ được ghi nhận cao nhất trong vòng 10 năm qua. Từ đó đến nay, số trường hợp đau mắt đỏ vẫn được ghi nhận hàng năm nhưng chỉ là những ca lẻ tẻ.

Báo cáo của Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh cho thấy, đáng lo ngại là số trường hợp viêm kết - giác mạc (một dạng lâm sàng nặng của bệnh đau mắt đỏ) đã được phát hiện trong thời gian gần đây, tuy chưa phổ biến.

Các bác sĩ cho biết, đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng lo ngại nhất là nguyên nhân do virus vì có thể lây lan trong cộng đồng. Triệu chứng của bệnh sẽ có các dấu hiệu như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm,…

Nếu xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm,… thì nguyên nhân thường gặp là viêm kết mạc do virus Adenovirus, dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia mắt và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC), có nhiều biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus.

Cụ thể là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như; vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường;

Người dân cũng cần sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ; người bệnh, người nghi bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hơn 71.000 ca đau mắt đỏ tại TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận cao nhất trong 10 năm qua
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.