Indonesia đang bị “nhấn chìm” do nước biển dâng

Mai Dung (t/h)|09/07/2019 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bộ Thủy sản và hàng hải Indonesia công bố nước này mỗi năm mất khoảng 1.950 ha đất ven biển trong khi chỉ có 895 ha được bồi đắp một cách tự nhiên.

Trong 15 năm qua, Indonesia mất tổng cộng 29.261 ha đất ven biển, tương đương diện tích của thủ đô Jakarta

Nguyên nhân của tình trạng này là do nước biển dâng cùng những hoạt động kinh tế không bền vững như phá rừng đước để đào ao nuôi thủy sản.
Hiện chính phủ Indonesia đang tiến hành một số biện pháp như trồng lại rừng đước, thúc đẩy quá trình bồi đắp và tạo đất mới với hy vọng sẽ có 1.025 ha đất ven biển được khôi phục vào cuối năm nay.
Indonesia mất tổng cộng 29.261 ha đất ven biển trong vòng 15 năm qua
Jakarta của Indonesia là thành phố “chìm’ nhanh nhất thế giới
“Khả năng Jakarta bị nhấn chìm không có gì đáng cười”, Heri Andreas, người đã nghiên cứu tình trạng sụt lún ở Jakarta hơn 20 năm qua tại Viện Công nghệ Bandung cho biết. “Nếu nhìn vào các mô hình chúng tôi xây dựng, tới năm 2050 khoảng 95% diện tích Bắc Jakarta sẽ chìm dưới mặt nước”.
Tình trạng này đã và đang diễn ra. Nền đất Bắc Jakarta đã sụt xuống 2,5m trong hơn 10 năm qua, và đang tiếp tục sụt lún khoảng 25 cm nữa ở một số khu vực, cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu của các đô thị ven biển. Tốc độ sụt lún trung bình của Jakarta là 1-15 cm một năm, gần một nửa thành phố đang nằm dưới mực nước biển.
Nước đọng tại tầng trệt tại một ngôi nhà bị bỏ hoang

Tác động của nền đất sụt lún thể hiện rõ ở những ngôi nhà nhỏ ven biển. Trước kia, người dân ở đây có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển thì nay, họ chỉ thấy một con đê xám xịt, suốt ngày tu bổ để ngăn nước biển tràn vào.

“Mỗi năm thủy triều lại dâng cao thêm 5 cm”, Mahardi, một ngư dân ở vùng này cho hay. Ở Tây Jakarta, nền đất mỗi năm chìm xuống 15 cm, phía đông là 10 cm, trung tâm là 2 cm và phía nam là 1 cm.

Các thành phố ven biển khắp thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Nước biển dâng cao do giãn nở nhiệt, diện tích nước mở rộng do nhiệt độ tăng và băng ở  hai cực tan chảy. Tốc độ chìm của Jakarta khiến các chuyên gia cực kỳ lo ngại.

Mai Dung (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Indonesia đang bị “nhấn chìm” do nước biển dâng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.