Thông tin từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), lũ lụt và hạn hán ngày càng dữ dội là “tín hiệu báo động” về những gì sắp xảy ra khi biến đổi khí hậu khiến vòng tuần hoàn nước của hành tinh trở nên khó lường hơn bao giờ hết.
Thời gian qua, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại Cà Mau và Kiên Giang. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, các địa phương đã có nhiều nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Nắng nóng kéo dài khiến lượng nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đều đang giảm nhanh, khả năng hơn 9.000ha đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị thiếu nước.
Theo dự báo thời gian tới, nắng nóng sẽ xảy ra trên diện rộng, ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp của huyện Quế Sơn tập trung triển khai nhiều phần việc để chủ động ứng phó khô hạn trong vụ sản xuất hè thu 2024.
Ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi và người dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Diện tích rừng ở tỉnh An Giang tuy không lớn, nhưng là "lá phổi xanh" quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều diện tích rừng trên các đồi dốc cao, khô hạn, thiếu nước... Do vậy, công tác chữa cháy rừng đòi hỏi phải thận trọng, kiên trì.
Việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm không chỉ giúp bà con trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ động được nguồn nước tưới, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất trong mùa nắng hạn, mà còn duy trì sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu.
Cơ quan khí tượng cho biết, tình hình khô hạn, thiếu nước tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang diễn ra gay gắt, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước... gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện, làm suy giảm, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dân sinh.