Ngày và đêm 22/10, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn cùng với dông, lốc và gió giật mạnh.
Trong những ngày giữa và cuối tháng 10, TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ khả năng tiếp tục đón các đợt mưa lớn diện rộng. Đến nửa đầu tháng 11, cũng sẽ có 1-2 đợt mưa diện rộng nhưng đợt mưa này có lượng phổ biến nhỏ đến vừa, mưa lớn không còn nhiều nữa.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, TP.HCM và Nam Bộ những ngày tới hầu hết đều có mưa; một vài ngày có mưa to vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Vùng mây đối lưu đang phát triển cục bộ tại nhiều khu vực ở Lai Châu và Cao Bằng. Cảnh báo trong 3-4 giờ tới, các vùng mây đối lưu này tiếp tục phát triển và mở rộng gây ra mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông cho các huyện, thành phố trên địa bàn 2 tỉnh.
Thời tiết Hà Nội ngày 30/9 dự báo nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (5/6), các khu vực nội thành Hà Nội tiếp tục có mưa lớn cục bộ, lốc, dông và sét.
Khu vực Bắc Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh.
Trưa ngày 15/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản số 183/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ khẩn trương ứng phó với mưa lớn kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa kèm dông lốc và mưa đá từ đêm qua đến sáng nay làm 166 nhà dân ở Lào Cai bị sập đổ, tốc mái. Trong khi đó tại Quảng Bình, bốn tàu cá của địa phương gặp nạn trên biển, nhiều ngư dân mất tích. Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị theo dõi bản tin thời tiết, chủ động ứng phó.
Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá.
Để chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên sông trong mùa mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tăng cường kiểm soát, bảo đảm an toàn các phương tiện hoạt động trên sông.
Để chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, Ban Chỉ huy PCCT và TKCN Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 29/BCH để triển khai thực hiện.
Trưa ngày 30/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản số 162/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An khẩn trương ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa dông, lốc, sét và mưa đá xảy ra từ đêm 23/4 đến ngày 24/4 đã khiến hàng trăm ngôi nhà ở các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá và Nghệ An bị hư hỏng, 19 trường học, điểm trường bị tốc mái và gần 1.600ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ảnh hưởng và thiệt hại.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng xảy ra 15 đợt hạn hán, mưa lớn, lốc, sét, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ước tổng thiệt hại hơn 176,7 tỷ đồng.
Nhân dịp Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy Văn đã giới thiệu ra mắt “Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ”.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 25/9/2023 khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.