Vượt qua tình trạng mệt mỏi thường nhật vào mùa đông là vô cùng cần thiết đối với hiệu quả công việc của con người hiện đại.
Chủ động tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
Hiện tượng ngày ngắn đêm dài vào mùa đông khiến cơ thể giải phóng melatonin sớm hơn bình thường, dễ gây hiện tượng buồn ngủ và uể oải. Tình trạng này ảnh hưởng đến nhịp sinh học, phá vỡ các quy trình tự nhiên của cơ thể.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa Quốc gia Mỹ, ánh sáng ban ngày có khả năng bật, tắt các gen điều khiển cấu trúc phân tử của đồng hồ sinh học. Việc bổ sung ánh sáng cho không gian sống có thể làm giảm bớt cảm giác buồn ngủ sinh ra khi trời tối. Chủ động ra ngoài vào sáng sớm hoặc mở rèm cửa ngay khi thức dậy là những thói quen cần thiết để vượt qua đình trạng này.
Giấc ngủ sâu và chất lượng giúp tránh mệt mỏi trong mùa đông. Ảnh: Earth
Ngủ đúng giờ, sâu giấc
Giấc ngủ chất lượng là một giấc ngủ đủ sâu và không bị gián đoạn. Đây là điều cần thiết để chống chọi tình trạng mệt mỏi mùa đông.
Tuy nhiên, tiết trời lạnh dễ khiến con người ngủ quá nhiều. Thói quen này khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và chậm chạp vào sáng hôm sau. Thực tế, ngủ nhiều hơn vào mùa đông là điều không cần thiết.
Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, trong khoảng thời gian cố định. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, có thể trang trí phòng riêng thành một không gian ấm cúng, giảm lượng caffeine buổi tối và tránh sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục một cách khoa học hàng ngày giúp giải phóng lượng lớn endorphins, một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng và giảm đau.
Tập thể dục vào buổi chiều muộn có khả năng làm giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, người trưởng thành từ 18-64 tuổi nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để tập thể dục.
Người trưởng thành nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần
Chế độ ăn phù hợp với thời tiết
Thay vì uống cà phê để giữ tỉnh táo, sử dụng thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên giúp bổ sung năng lượng một cách lành mạnh hơn. Nên ưu tiên sử dụng các loại rau củ mùa đông như cà rốt, mùi tây, đu đủ và củ cải. Ăn yến mạch hoặc các loại ngũ cốc vào buổi sáng bổ sung vitamin B chuyển hóa năng lượng và cung cấp nguồn carbs giải phóng chậm giúp no lâu.
Các thực phẩm chứa nhiều đường dễ gây hiện tượng no giả, cung cấp nguồn năng lượng cao nhưng có thể biến mất một cách nhanh chóng.
Huyền Thương (T/h)