(Moitruong.net.vn) – Trong báo cáo về “Tổng kết 6 năm (2012-2017) thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đề xuất các nội dung điều chỉnh, sửa đổi” vào chiều ngày 10/9/2018 có ghi rõ về những kết quả đạt được.
Loài vẹt đuôi dài Spix, nổi tiếng trong phim Rio chính thức tuyệt chủng
Đà Nẵng: Lấy ý kiến của người dân điều chỉnh quy hoạch dự án Nam Ô
Toàn cảnh cuộc họp chiều ngày 10/9
Về công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản, đã hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 phần đất liền gần 24.000km2; điều tra tai biến địa chất, môi trường địa chất ở nhiều diện tích thuộc khi vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc; hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:100.000 trên diện tích 35.000km2 vùng biển độ sâu từ 30-100m nước. Hiện đang điều tra trên diện tích 150.000km2 vùng biển Phú Kháng – Tư Chính – Vũng Mây, độ sâu từ 300-2.500m nước; đã hoàn thành đánh giá tổng thể tiềm năng quặng titan sa khoáng trong tầng cát đỏ Ninh Thuận- Bình Thuận – Bắc Bình Bà Rịa – Vũng Tàu; quặng bauxite ở Tây Nguyên, đưa nước ta thành một trong những nước đứng đầu về tài nguyên quặng titan, bauxite; phát hiện và đánh giá một số mỏ của các loại khoáng sản gồm chì – kẽm- titan, wonfram, urani, felsfat-kaolin. Hiện đang thực hiện các đề án điều tra than nâu ở đồng bằng sông Hồng, đánh giá tổng thể quặng chì-kẽm; đánh giá đá hoa trắng ở Bắc Bộ, cát thủy tinh ven biển Trung Bộ. Kết quả bước đầu đã xác định được tài nguyên than ở khu vực ven Thái Bình – Nam Định; phát hiện các thân quặng chì, kẽm ở phần sâu thuộc Việt Bắc…
Về dự trữ khoáng sản, đã có 48 khu vực được đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia với tổng diện tích 11.363km2, gồm 10 loại khoáng sản: than, aptits, cromit, chì- kẽm, titan, bauxite, sắt laterit, đá hoa trắng, cát trắng, đất hiếm . Các khoáng sản được dự trữ với tài nguyên lớn gồm: quặng titan (421 triệu tấn), bauxite (917 triệu tấn), apatit (1,6 tỷ tấn), than nâu, than đá (40,7 tỷ tấn), đá hoa trắng (35 tỷ tấn), đá ốp lát (1,5 tỷ m3), căát trắng (1,1 tỷ tấn)
Công tác thăm dò khoáng sản được thực hiện theo đúng quy hoạch, đã xác định trữ lượng của nhiều mỏ của các loại khoáng sản quan trọng, phục vụ kịp thời nhu cầu khai thác, chế biến khoáng sản như dầu thô, than đá, quặng urani, bauxite, đá hoa…
Khai thác, chế biến khoáng sản đã cung cấp nguồn nguyên liệu khoáng sản phục vụ kịp thời cho các ngành kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và xuất khẩu. Đã bước đầu hình thành một số khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung như khu công nghiệp Tằng Loỏng ở Lào Cai, chế biến đá hoa trắng ở Yên Bái, Nghệ An, bauxite ở Đắk Nông, Lâm Đồng, than ở Quảng Ninh.
Về quản lý hoạt động khoáng sản, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; các hoạt động khoáng sản đã đi vào nề nếp; đã cơ bản kiểm soát được việc chấp hành các quy định về môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; đã tạo được nguồn thu ngân sách khá lớn từ việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền sử dụng số liệu đối với công tác thăm dò, khai thác khoáng sản. Công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được triển khai và thu được những kết quả bước đầu; Công tác quản lý hoạt động khoáng sản tại các địa phương đã được chấn chỉnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy hoạch khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Quỳnh Giao/CTTĐT